Bữa ăn của các bé cần được thay đổi cho phù hợp với tình hình răng mọc của bé. Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất trong giai đoạn này. Bé cần được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ cho đến 6 tháng hay 1 năm. Đến lức này nguồn sữa và chất lượng sữa mẹ giảm dần và cần thêm vào thức ăn mềm không muối cho cân xứng. Thời điểm ngưng sữa mẹ có thể bắt đầu từ khi răng hàm mọc ra (thường thì vào tháng thứ 12 hoặc 14) và hầu hết được thay thế bằng các thức ăn mềm, thức nghiền). Những thức ăn chăc đặc dần dần thay thế từng phần kể từ khi những răng hàm đầu tiên được mọc ra. Khi bé được 20 đến 40 tất cả những thức ăn mềm, thức ăn nghiền có thể được thay thế hoàn toàn bởi thức ăn chắc đặc bao gồm trong lối ăn chính của thực dưỡng.
Vào đầu năm thứ ba, bé có thể dùng lượng muối tương đương với 1/3 hay ¼ lượng muối của người lớn dùng, tùy thuộc vào tình hình hay sức khỏe của các bé. Lượng muối thích hợp cho các bé lúc nào cũng ít hơn so với người lớn cho đên khi cháu lên bảy hay tám tuổi.
Vào lúc bốn tuổi, rất cần cho bé theo phương pháp thực dưỡng với ít muối biển, miso.
Khi các bé được 8 tháng đến 01 năm, sữa ngũ cốc được dùng như một thức ăn chính, nếu thiếu sữa mẹ có thể dùng sữa ngũ cốc và tính dinh dưỡng của nó cũng ngang với sữa mẹ, có thể thêm vào sữa một ít gạo nếp, lúa mạch(barley) hay vài loại ngũ cốc khác để có vị ngọt như sữa mẹ.
(Tìm hiểu: Sữa thảo mộc Như Châu)
Sữa ngũ cốc có thể dùng dưới dạng lỏng mềm hoặc đặc như cháo đặc gồm 4 phần gạo lứt(loại hạt ngắn tốt hơn) 3 phần gạo nếp và 1 phần lúa mạch. Ngũ cốc được nấu với một miếng phổ tai Kombu(nhưng đừng dùng qua nhiều và thường xuyên), kê(Miller) và yến mạch(Oats) dùng đôi khi, tuy nhiên đại mạch(Buckwheat), lúa mì(wheat) và lúa mạch đen(rye) không nên dùng thường xuyên.
Có thể dùng nồi áp suất hay nấu thường cũng được. Với nồi áp suất, ngâm gạo qua đêm hoặc trong 24 tiếng nếu thời tiết bên ngoài quá lạnh, và với lượng nước gấp năm lần lượng ngũ cốc(dùng luôn nước ngâm để nấu càng tốt). Thời gian nấu chừng một giờ rưỡi cho đến khi ngũ cốc mềm ra và đặc như kem. Nhớ giảm lửa khi nồi áp suất đã có hơi. Nếu nẫu bằng nồi thường, ngâm như trên với lượng nước gấp 10 lần ngũ cốc, nấu cho đến khi nước còn lại một nửa. Khi ngũ cốc đã sôi, giảm lửa và để liu riu.
Đối với các cháu mới sinh và các bé còn quá nhỏ thì dùng sữa ngũ cốc bằng cách cho hỗn hợp ngũ cốc đã nấu vào trong một miếng vải và lọc để bỏ vỏ cám... rồi có thể cho thêm một muỗng cà phê siro lúa mạch(barley hoặc nha gạo) vào mỗi tách sữa.Trước khi cho các bé dùng phải hâm nóng lại.
Đối với các bé lơn hơn, sau khi nấu ngũ cốc xong cho vào cối nghiền tay và nghiền thật mịn. Đừng dùng máy xay điện, sau khi nghiền xong gia thêm chút xiro lúa mạch hoặc nha gạo, hâm nóng hỗn hợp để nhiệt độ ngang với thân nhiệt và cho vào trong bình bú sữa. Sữa ngũ cốc có thể giữ trong lọ và hâm nóng lại trước khi cho bé bú.
Nếu sữa khó chảy qua núm vú, có thể cho thêm nước hoặc lọc lại qua vải nhiều lần. Bạn cũng có thể làm rộng núm vú ra với một cây kim thêu. Nhớ khử trùng kim bằng ngọn lửa trước khi dùng. Có những loại núm vú Nha khoa rất tốt, nó thúc đẩy sự phát triển tự nhiên cho răng nướu của các bé.
Thành phần và tỷ lệ ngũ cốc trong sữa ngũ cốc thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu của bé. Sữa ngũ cốc là thức dùng tốt nhất cho các bé sau sữa mẹ. Nói một cách tổng quát, sữa loãng dùng cho các bé còn nhỏ, trong khi sữa đặc thì dùng cho các cháu lớn hơn. Tùy thuộc vào tuổi của bé mà tỷ lệ nước và ngũ cốc là 10/1, 7/1 cho đến 3/1.
Có thể cho thêm vừng(mè) vào sữa nếu cần, vừng phải rang và xay trong cối đất trước khi thêm vào sữa.Có thể nấu với ngũ cốc chung với vừng xay nhỏ tỷ lện từ 5% đến 10%. Thỉnh thoảng cũng có thể cho các bé ăn kem gạo lứt đặc biệt. Để chuẩn bị dùng nồi áp suất hơi nẫu gạo lứt vơi một miếng phổ tai(Kombu) dài độ 3cm và thêm từ 3 đến 6 phần nước nấu ít nhất trong hai giờ đồng hồ(đừng thêm muối vào). Vắt lọc qua vải rồi cho vào bình bú, có thể làm loãng và lọc lại nếu cần. Đôi khi rang sơ qua gạo lứt trước khi nấu nồi ăp hơi.
Cẩn thận không nên cho các bé dùng các loại kem hoặc cháo đặc ngũ cốc ăn liền làm sẵn bằng bột ngoài thị trường.
Michio Kushi