Cách Nấu Cơm Gạo Lứt Bằng Nồi Đất Nung
5.101 người đã xem · Bình luận ·

Cách Nấu Cơm Gạo Lứt Bằng Nồi Đất Nung

Cách nấu cơm đạt được vị cơm ngon ngọt, thơm mùi mật, độ dẻo đậm. Bạn có thể để cơm từ 2 đến 3 ngày bên ngoài nhiệt độ thường mà không hỏng. Vị cơm ngon tuyệt.
Bạn quan tâm đến
NỘI DUNG CHI TIẾT

Cơm gạo lứt nấu bằng nồi đất chưng cách thủy

Nấu cơm gạo lứt trong nồi đất chưng cách thủy trong nồi áp suất, nấu trên bếp gas

Bước 1: Kiểm tra nồi áp suất: kiểm tra van (thông van sao không bị tắc để chống áp suất lớn sẽ nổ), kiểm tra gioăng cao su sao cho khi đậy khớp với mặt nồi để tránh rò rỉ áp suất.

Bước 2: Rửa gạo Đãi gạo trongtrong nước sạch có pha muối Loại bỏ trấu nổi, cát, sạn nếu có Không chà mạnh tay để làm mất dinh dưỡng vỏ gạo

Bước 3: Ngâm gạo Gạo lứt đỏ thời gian ngâm từ 8 đến – 22 tiếng Chú ý: Với từng loại gạo, trồng ở từng vùng khác nhau thì các bạn nên trải nghiệm cách ngâm theo cách riêng của mọi người, nhưng không quá 22 tiếng cho tất cả các loại gạo, sao cho quân bình, ăn đậm đà dẻo cơm. Cho nước ngâm - Tỉ lệ nước nấu Gạo lứt đỏ: 1 gạo / 1-1,2 nước * Chú ý: - Điều chỉnh nước ngâm sao cho mỗi lần nấu được dẻo thơm, bảo quản toàn vẹn dinh dưỡng trong nước ngâm gạo.

Bước 4. Cách nấu (giữ nguyên nước ngâm gạo) Trước tiên, cho lượng muối phù hợp với tỉ lệ gạo trong nồi, với một bát gạo, chỉ khoảng ¼ muỗng cafe muối, hoặc ít hơn. Và cứ theo tỉ lệ đó, cho tương ứng với tỉ lệ gạo mà bạn nấu. Quấy cho muối tan đều trong nước ngâm vào trong nồi đất rồi bắc nồi đất vào cái rế, rồi cho cả rế cả nồi đất vào trong nồi áp suất. Sau đó đổ nước sao cho nước chiếm khoảng 2/3 nồi đất, mục đích để khi đun sôi, nước không bị tràn vào nồi đất và không bị cạn trong quá trình nấu. Lấy vung nồi áp suất, lắc đều vung để cho gioăng và mặt nồi khớp nhau. Xoáy nắp nồi thật chắc, khít mặt.

Cho lên bếp đun, bật to lửa sao cho tiết diện đáy nồi khớp với ngọn lửa bếp của bạn, để không mất lửa. Đun cho sôi đến áp suất lên van thật mạnh, tiếng “xùy xùy” liên tục trên van rồi giảm lửa xuống trung bình. Quá trình này rất quan trọng. Bạn phải lắng nghe được độ sôi của nồi cơm bên trong, thời gian diễn ra từ 5 – 10 phút. Quan trọng nhất là bạn phải lắng nghe và ngửi được mùi thơm của cơm bên trong lúc sôi lên. Theo nguyên lý cơm sôi tắt lửa, thời gian này có thể co dãn nhưng không thấp quá 5 phút. Sau đó tắt lửa. Tổng thời gian từ lúc bắc bếp, lửa to và lửa trung bình khoãng 45 phút.

Theo nguyên lý ÂM DƯƠNG và nguyên lý của nồi áp suất, nước vào gạo trong nồi đang ÂM, chúng sẽ hút áp suất và độ nóng của nồi áp suất để chín cơm. Thời gian tắt lửa khoảng 15 – 20 phút. Hoặc bạn sờ tay thấy nồi chỉ còn đủ nóng, chứ không còn cháy tay thì bắc lên đun tiếp. Ngọn lửa cũng như ban đầu, cho đến lúc sôi áp suất bốc mạnh. Sau đó giảm lửa xuống trung bình. Thời gian lửa trung bình để làm quân bình lại áp suất + nhiệt của nồi với nồi cơm bên trong là 3 – 7 phút. Sau đó giảm lửa đến tối đa và đun “liu riu” càng lâu càng ngon. Thời gian chừng 20 – 45 phút sao cho không cạn nước, không cháy nồi là được.

* Chú ý:

- Trong quá trình nấu phải kiểm tra nồi áp suất, van an toàn, gioăng, nồi đất có bị vỡ hay không, có bị rỉ nước hay không. Mức nước vừa đủ trong nồi áp suất.

- Trong suốt quá trình nấu, bạn phải để tâm đến nồi cơm của bạn, chứ không nhất thiết theo thời gian cố định. Bạn phải sử dụng khả năng ngửi, nghe, tiếp xúc với nhiệt độ để có được một nồi cơm ngon nhất với tầm tay của bạn. Tổng thời gian nấu cơm khoãng 2 giờ. Bạn sẽ có nồi cơm ngon, độ dẻo dính và mùi thơm ngọt như mùi mật là đạt.


Tài liệu của Lớp Học Nấu Ăn Thực Dưỡng Cho Gia Đình

Hỗ trợ nhanh
HN 0988 33 70 89
HCM1 0975 936 397
HCM2 0166 296 3507
0243 8543 644
8h - 21h tất cả các ngày
Kết bạn với chuyên gia
Tư vấn sức khỏe bằng thực dưỡng
Như Châu
đã có hơn 10 năm kinh nghiệm ăn theo chế độ thực dưỡng
 

Nhiều người xem