KHỎE MẠNH VÀ TRƯỜNG THỌ TỪ NHÀ BẾP
Dưỡng sinh qua ẩm thực bắt đầu từ nhà bếp là một việc không hề khó khăn, vì chỉ cần khôi phục được phương thức ẩm thực truyền thống.
Chủ trương coi con người là “động vật ăn ngũ cốc” là do bác sĩ Sagen Ishizuka(1850-1909) thời Minh Trị đề xướng. Ông cho rằng con người có 32 cái răng, mà 20 cái răng trong đó là răng nghiền quen nhai ngũ cốc, ngoài ra hàm răng còn có cấu tạo có thể hoạt động lên xuống trước sau, đây là lý do dẫn đến nhận định thực phẩm chủ yếu của con người chính là ngũ cốc. Cấu tạo về răng cho thấy con người không giống những loài động vật ăn thịt có răng nanh phát triển và những loài động vật ăn cỏ có răng nghiến phát triển.
Ông Sagen Ishizuka cho rằng con người mắc bệnh là bởi vì rời xa thói quen ăn ngũ cốc vốn có, những người có bệnh nên tích cực bổ sung gạo lứt. Có rất nhiều người dùng phương pháp này đã có thể hồi phục sức khỏe.
Ông coi trọng nhất là “nhai kỹ”. Người bình thường nhai một miếng cơm 100 lần, người mắc bệnh loét dạ dày và bệnh tiêu hóa phải nhai 200 lần, cần nhai cho cơm gạo lứt nhuyễn toàn bộ. Gạo lứt là những hạt cứng không dễ tiêu hóa, nếu không nhai kỹ, khó tiêu hóa cũng là điều đương nhiên , đôi khi còn dẫn đến bệnh đau dạ dày. Vì trong nước bọt có chất dung môi phân giải tinh bột cho nên nếu nhai kỹ không chỉ giảm bớt gánh nặng cho dạ dày mà còn nâng cao hiệu suất hấp thu gạo lứt.
Lý thuyết của tiên sinh Ishizuka chủ yếu dựa trên 3 nguyên tắc sau:
Tuổi thọ và sức khỏe của con người phụ thuộc vào sự cân bằng giữa Natri và Kali. Trong khi các lý thuyết dinh dưỡng của phương Tây nhấn mạnh về tầm quan trọng của protein và carbohydrate , Ishizuka coi là khoáng chất , đặc biệt là natri và kali , rất quan trọng cho sức khỏe vì mối quan hệ của chúng quyết định khả năng hấp thụ và sử dụng chất dinh dưỡng khác. Các chức năng trong cơ thể hoạt động chính xác hay không phụ thuộc vào sự cân bằng của Natri và Kali.
Thực phẩm là yếu tố chính yếu quyết định sự cân bằng này . Các yếu tố khác như địa lý hoặc khí hậu , hoạt động thể chất hoặc tâm lý căng thẳng đóng một vai trò thứ yếu . Sống ở vùng núi hoặc biển , nơi khô hoặc ướt, ít vận động hoặc có một hoạt động thể chất mạnh mẽ tạo ra một hiệu quả nhất định , nhưng những gì được đưa vào hệ thống tiêu hóa về cơ bản là những gì xác định mối quan hệ giữa natri và kali trong cơ thể .
Sức khỏe và bệnh tật phụ thuộc vào thức ăn trước khi có bất cứ điều gì khác ảnh hưởng . Cơ sở các hoạt động vật lý trong cơ thể người được thực hiện thông qua tiêu thụ thực phẩm phù hợp hàng ngày ,sự cân bằng các tỷ lệ muối khoáng . Bệnh xảy ra do sự mất cân bằng giữa natri và kali do ăn không đúng cách . Theo Ishizuka , cả hai bệnh cấp tính và mãn tính ( nhiễm trùng hay virus ) là do thực phẩm xấu : vi trùng hay virus không thể tấn công một sinh vật mà trong đó mối quan hệ giữa natri và kali cũng được cân bằng, thậm chí trong một trường hợp tiếp xúc vật lý .
Chủ trương của phương pháp ẩm thực dưỡng sinh của Nhật bản coi trọng tâm là gạo lứt, miso, mơ muối, rong biển, bột sắn dây,…
GẠO LỨT: Trong gạo lứt có chứa chất đường, protein, chất béo với tỷ lệ cân bằng, đồng thời còn chứa những vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Gạo lứt còn chứ 70 loại chất chống oxi hóa giúp ngăn chặn tổn thương tế bào, có tác dụng bảo vệ các cơ quan liên quan đến hệ thống miễn dịch như tuyến thượng thận, tuyến ức, tuyến giáp, có thể nói gạo lứt là thực phẩm rất thích hợp cho những người mắc bệnh ung thư, những người quá mẫn cảm, chỉ cần ăn gạo lứt thường xuyên sẽ mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc.
MISO: Ngoài gạo lứt ra, miso là một thực phẩm không kém phần quan trọng vì nó bổ sung các loại axit amino cần thiết. Nguyên liệu của miso là đỗ tương, một thực phẩm có lượng protein hoàn hảo với 9 loại axit amino, nhưng nhược điểm của đỗ tương nguyên hạt là khó tiêu hóa, do đó hỗn hợp đỗ tương, men rượu và muối ăn để ra thành phẩm tương đậu lên men là miso thì rất dễ tiêu hóa. Tương miso chưa khoãng 160 loại vi sinh vật lactic và men. Món mơ muối kết hợp với miso cũng có hiệu quả giúp thúc đẩy đường tiêu hóa.
RONG BIỂN: Rong biển là nhóm thực phẩm dưỡng sinh tốt, thường được dùng phối hợp trong thực đơn của người bị béo phì, người đái tháo đường do thành phần alga alkane mannitol trong rong biển cho một lượng calo rất thấp; làm thực phẩm cho người bị tăng huyết áp nhờ khả năng chống vón tiểu cầu; cung cấp i-ốt cho người suy tuyến giáp; cung cấp canxi cho trẻ còi xương. Gần đây nhiều nhà khoa học Nhật Bản cho rằng rong biển có khả năng chống phóng xạ và thải độc.
Việc tiêu thụ rong biển có thể làm giảm lượng đường trong máu, mỡ máu và cholesterol, có hiệu quả trong việc ngăn ngừa xơ cứng động mạch, táo bón, ung thư, bệnh Alzheimer và có khả năng chống lão hóa. Vì vậy, rong biển Nhật bản được biết đến như là một “thực phẩm trường thọ”.
Ngoài thành phần đạm rất cao, rong biển còn chứa rất nhiều khoáng chất, các yếu tố vi lượng và vitamin, trong đó nổi bật là i-ốt (yếu tố vi lượng tối cần thiết cho tuyến giáp), canxi với hàm lượng cao hơn trong sữa, vitamin A cao gấp 10 lần trong bơ, vitamin B2 gấp 7 lần trong trứng, vitamin C, E cao gấp nhiều lần trong rau quả.
Khi có bất kì vấn đề gì về sức khỏe cho dù là bệnh cấp tính và mãn tính ( nhiễm trùng hay virus ) thì chỉ là do phối hợp thực phẩm không cân bằng : vi trùng hay virus không thể tấn công một sinh vật mà trong đó mối quan hệ giữa natri và kali cũng được cân bằng , thậm chí trong một trường hợp tiếp xúc vật lý trực tiếp. Vì vậy con người cần phối hợp và nấu ăn để giữ cân bằng các chất Natri và Kali giúp sức khỏe tốt và trường thọ.
Như Châu tổng hợp từ
Bí quyết Dưỡng sinh trường thọ của người Nhật Bản, Ito Midori
Sagen Ishizuka, Wiki
KHÓA HỌC THỰC DƯỠNG CĂN BẢN ONLINE