Trong số sinh vật trên trái đất thì chỉ có loài người biết dùng lửa để đun nấu thức ăn. Nhờ thế, con người đã thoát khỏi đời sống động vật hoang dã và xây dựng cho mình một nền văn hóa văn minh. Mọi người ai cũng hiểu sức khỏe là điều kiện căn bản của hạnh phúc vì vậy người xưa rất xem trọng cái bếp và cho rằng mọi việc hay dở trong nhà đều do cái bếp mà ra.
Nấu ăn không những là một nhà khoa học,mà còn là một nghệ thuật. Người làm bếp vừa là một nhà khoa học sinh hóa dược biết bào chế thức ăn thành thuốc, vừa là một nghệ sĩ biết pha trộn điều hòa sắc màu, hương vị để tạo ra những hình tượng món ăn hấp dẫn ngon lành.
Theo phương pháp thực dưỡng, nghệ thuật nấu ăn dựa vào những nguyên tắc sau đây:
1.Quân bình Âm Dương:
Cần lựa chọn thức ăn và nấu nướng phù hợp.Món Âm phối hợp điều hoà với món Dương và ngược lại
Ngoài ra khi cắt thái thức ăn, mỗi miếng hoặc mỗi phần tách ra càng giữ được tình trạng quân bình Âm Dương của tổng thể càng tốt.
Nguyên tắc này còn thể hiện trong cách trình bày món ăn khi bày lên đĩa, dọn lên bàn và cả thái độ khi nấu ăn cũng như khi phục vụ thực khách. Nhà bếp và phòng ăn - trung tâm sức khỏe cá nhân, gia đình và xã hội cần được sắp xếp giữ gìn ngăn nắp, sạch sẽ vui tươi và thoải mái.
2. Không lãng phí;
Tận dụng tất cả những thành phần ăn được của nguyên liệu vì mỗi phần chứa những chất dinh dưỡng riêng khi phối hợp sẽ bổ túc và tăng cường tác dụng của nhau.Ví dụ: thí dụ rau dùng cả lá, hoa thân, rễ, đậu hạt, quả và củ luôn vỏ lụa; thịt cá dùng luôn thịt, xương mỡ.Hơn nữa, mỗi nguyên liệu được dùng làm thức ăn lấy trong thiên nhiên tự nó đã hàm chứa một tỷ lệ âm dương quân bình cho riêng nó, nếu chỉ dùng một phần có thể gây ra tình trạng quá Âm hoặc quá Dương.
Chỉ nhóm lửa khi đã sửa soạn xong nguyên liệu và cần trù liệu thực đơn để nấu vừa đủ ăn, không để thừa rồi đổ đi. Phải nghỉ đến những người đang thiếu ăn và biết quý trọng những gì thiên nhiên sinh ra vừa đủ nuôi dưỡng con người.
Tóm lại, tất cả các món ăn thức uống làm ra phải "có hồn" nghĩa là thấm đượm những rung động chân thành phát xuất từ tấm lòng yêu sự sống, quý cái đẹp của người làm bếp và sau đó "truyền" qua cơ thể và tâm hồn người ăn.
Phương pháp thực dưỡng Ohsawa, Anh Minh Ngô Thành Nhân