10 bí quyết để bạn không còn thèm đường
1.Giảm lượng muối và các sản phẩm có muối
Chế độ ăn cần có lượng muối tự nhiên (muối biển) thích hợp vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Thiếu muối dẫn tới mệt mỏi, kích thích thèm ăn, làm bạn ăn quá nhiều và thường gây ra chứng thèm ăn hay thèm đạm động vật. Tuy nhiên, muối có rất nhiều trong các thực phẩm tự nhiên như: muối biển, tương Miso, nước tương đậu nành và các loại dưa chua tự nhiên; chính sự xuất hiện của muối trong nhiều thực phẩm nên bạn rất dễ bị dùng quá nhiều muối trong chế độ ăn. Khát nước và thèm ăn đồ ngọt là một trong những dấu hiệu rõ nhất việc quá nhiều muối trong chế độ ăn của bạn.
2.Giảm lượng đạm động vật
Trong một thời gian dài, bốn nhóm thực phẩm tiêu chuẩn được tuyên truyền ở Mỹ là các loại thực phẩm ai cũng phải ăn và buộc phải ăn. Cùng với 4 nhóm thực phẩm đó, nguồn đạm từ động vật được xem là chất dinh dưỡng chính trong chế độ ăn.. Bạn nên suy nghĩ lại khi sử dụng thịt và khoai tây. Theo một nghiên cứu thì việc dư thừa đạm động vật có thể dẫn đến ung thư đại tràng và ung thư tuyến tiền liệt. Bạn nên ăn ít các thực phẩm chứa đạm động vật ( ăn từ 60 đến 120g mỗi lần) và tối đa 3 đến 4 lần mỗi tuần.
3. Không ăn quá nhiều
Ăn quá nhiều làm cơ thể mệt mỏi và uể oải. Điều này làm bạn muốn dùng một chất kích thích nào đó như đường (hoặc cà phê). Ăn uống điều độ sẽ giúp bạn thoát khỏi chứng ăn quá nhiều.
4. Không nên ăn nhiều bữa trong ngày
Ăn thường xuyên là một trong những lý do phổ biến nhất của sự thèm đường – đặc biệt vào ban đêm. Để khắc phục bạn nên bỏ qua các bữa ăn phụ hoặc để các bữa ăn cách nhau một khoảng thời gian dài để ngừng việc cung cấp glucose vào máu. Lượng đường trong máu sẽ giảm đi và được bù lại đường đơn qua quá trình ăn uống. Việc bù đường trong máu cũng giúp bạn thoát khỏi chứng ăn quá nhiều và thèm ăn đồ béo. Để bắt đầu thì các bữa ăn nên cách nhau từ 3h30’ đến 4h.
5.Tránh ăn trước khi đi ngủ
Khi cơ thể đang tiêu hóa là lúc bạn cần phải nghỉ ngơi, cần ngủ nhiều hơn, ngủ mơ và khó có thể tỉnh táo khi thức dậy. Giấc ngủ sâu sẽ cho bạn một ngày mới tỉnh táo. Ăn trước khi ngủ làm bạn thèm chất kích thích như đường hoặc cà phê lúc thức dậy. Bạn nên ăn bữa tối nhẹ trước khi đi ngủ từ 2h30’ đến 3h.
6.Tránh ăn “đường”
Điều này ngỡ là đương nhiên, nhưng việc bạn ăn đường đơn liên tục làm lượng đường trong máu giảm. Chính thế kích thích nhu cầu đường hơn và một chu kì cung ứng đường cho máu lại tiếp tục. Dù đường có trong hoa quả cũng là một loại đường đơn, nhưng thay vì ăn đường bạn nên ăn hoa quả thì tốt hơn. Bạn nên ăn vỏ trái cây vì chất xơ có trong vỏ trái cây làm giảm lượng đường trong máu.
7. Tập thể dục vừa sức nhưng thường xuyên
Tập erobic hàng ngày làm tăng sự lưu thông trong cơ thể và có tinh lực hơn. Đi bộ nhanh, đạp xe, chạy bộ nhẹ,… làm bạn nhạy cảm hơn với những tác động của đường. Hãy cố gắng tập các loại thể dục đó 20 – 30 phút mỗi lần và một tuần ít nhất 5 lần.
8. Nên sử dụng thực phẩm chứa CARBOHYDRATE phức hợp ở dạng tự nhiên
Bạn sẽ thấy không thèm nhiều đường khi nguyên liệu chính trong chế độ ăn của bạn là các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo đỏ, yến mạch, kê, lúa mạch…), các loại rau (củ và rau xanh). Các loại rau ngọt như cà rốt, hành tây đã chín, ngô, củ cải, cải bắp, bí làm cho món ăn có vị ngọt tự nhiên. Thêm vào đó là các loại rong biển (tảo biển) có chứa những khoáng chất cần thiết cho máu.
9. Không nên kìm nén cảm xúc
Điều này không có nghĩa là bạn phải thể hiện mọi cảm xúc của bạn. Bạn chỉ nên thể hiện cảm xúc với những ai thực sự liên quan tới. Đam mê đồ ăn, đặc biệt là đồ ngọt rất dễ “gây tê cảm xúc”. Đường có thể ăn mòn bạn bằng cảm giác hưng phấn, nó tạm thời an thần mọi điều gây căng thẳng cho bạn. Tuy nhiên, đồ ngọt gây trở ngại trong việc sử dụng tối đa năng lượng và tinh thần minh mẫn, nên sau một thời gian dài thì khả năng tự điều chỉnh tâm lý của bạn sẽ bị tổn hại.
10. Cảnh giác với các hội chứng tâm lý
Nhiều hội chứng tâm lý có sự liên quan tới thức ăn và ảnh hưởng rất mạnh mẽ. Hãy để ý với thói quen ăn uống của gia đình, các phong tục tập quán, các nhà hàng ăn uống thường tới, thói quen ăn uống từ nhỏ…