Combo 3 túi gạo lứt đỏ
409 người đã mua
210.000 đ 4,5kg
để đặt mua
Bột gạo lứt nảy mầm
1.250 người đã mua
150.000 đ Bao 1 kg
để đặt mua
Combo 3 túi trà gạo lứt
477 người đã mua
230.000 đ 3 túi 700g
để đặt mua
Chương trình giảm cân ThinBody
160 người đã mua
500.000 đ người
để đặt mua
Ăn chay khỏe mạnh Mac Vegan
9 người đã mua
2.935.000 đ
để đặt mua
14 siêu thực phẩm trong thực dưỡng
4.059 người đã xem · Bình luận ·

14 siêu thực phẩm trong thực dưỡng

Thực dưỡng là chế độ ăn uống phù hợp với cơ thể và hài hòa với tự nhiên. Vậy thực phẩm mà trong thực dưỡng có là những thực phẩm như thế nào. Cùng tìm hiểu những siêu thực phẩm trong thực dưỡng nhé!
NỘI DUNG CHI TIẾT

1. Thực phẩm từ biển

Hầu hết người Mỹ dùng rong biển trong chế độ ăn. Thực phẩm từ biển có trong nhiều sản phẩm, từ trong bánh, kem, nước chấm đến cả kem đánh răng. Thực phẩm từ biển chưa chế biến là nguồn dinh dưỡng dồi dào với vitamin, chất khoáng, protein và ít calo. Có nhiều cách chế biến những thực phẩm từ biển, có thể dùng để nấu canh, sushi, salad, các món ăn kèm và các món hầm. Có thể kể đến một số loại thực phẩm như rong biển kombu, wakame, rau câu, rong biển hiziki, tảo biển arame, tảo dun.

2. Các loại quả mọng

Các loại quả mọng là nguồn vitamin C, folate, chất xơ và các dưỡng chất từ thực vật. Hoa quả mọng tươi có tác dụng chống lại những tác nhân gây bệnh tốt hơn so với những thực phẩm hoa quả đã chế biến. Ngoài dùng hoa quả tươi thì có thể dùng trong các món tráng miệng như bánh hay đồ uống... Thử một vài loại quả như anh đào, quả mâm xôi, việt quất,...

3. Rau lá xanh

Các loại rau lá xanh chứa rất nhiều dưỡng chất như vitamin A, C, sắt, Folate, Beta-caroten và canxi. Đồng thời trong rau lá xanh cũng chứa chất xơ và ít calo. Không chỉ vậy, rau lá xanh còn hỗ trợ cơ thể cải thiện chất lượng và thanh lọc máu.

4. Dưa chua
Dưa chua góp phần bảo vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện quá trình tiêu hóa và hoạt động như một chất chống oxy hóa. Ngoài ra, các loại dưa chua cũng tạo điều kiện cho quá trình tổng hợp một số vitamin, như vitamin C và B12. Nhìn chung, có thể ăn dưa chua ở mọi chế độ ăn uống, ngay cả với những người bị nấm candida. Trong thực tế, nhiều liệu pháp thiên nhiên khuyên những người bị nấm candida nên ăn dưa chua bởi vì một trong các chức năng chính của vi khuẩn lactic trong dưa chua là để ngăn chặn sự phát triển của nấm men .
Có nhiều phương thức làm dưa chua như dưa chua cám gạo(nuka) như ở Nhật Bản, dưa chua với môi trường lên men như ở Việt Nam và Kim chi.

5. Mơ muối

Mơ muối thường được gọi là "vua của các loại thực phẩm có tính kiềm". Mơ muối umeboshi là một thực phẩm sức khỏe Nhật Bản cổ đại sử dụng để cân bằng và tăng cường dinh dưỡng trong cơ thể. Mơ muối được đánh giá cao với thuộc tính kháng khuẩn, trợ giúp tiêu hóa và giúp cơ thể vượt qua một vài triệu chứng khó chịu như cảm thấy nôn nao hoặc mất sức. Bạn có thể dùng mơ muối trong món sushi, nước sốt, trộn salad, ...

6. Củ cải trắng

Ở Nhật người ta gọi với tên là daikon và những nước phương Tây cũng gọi củ cải trắng là củ cải daikon. Không hẳn là một thực phẩm có nguồn dinh dưỡng vượt trội nhưng củ cải trắng là thực phẩm lý tưởng cung cấp vitamin C cho cơ thể.

7. Đậu nành lên men 

Tempeh là một thực phẩm lên men làm từ đậu nành, phổ biến nhất ở Indonesia. Quá trình lên men đậu nành tạo ra tempeh với hàm lượng cao các vitamin, phytochemicals, axit amin thiết yếu cũng như hương vị đậm đà riêng biệt so với các hình thức chế biến đậu nành khác. Protein đậu nành trong tempeh trở nên dễ tiêu hóa hơn sau quá trình lên men. Vì tempeh được làm từ đậu nành lên nó cũng cung cấp cho cơ thể một lượng chất xơ nhất định. 
Miso hay còn gọi là tương đậu nành lên men cũng làm từ đậu nành nhưng trong quá trình chế biến được trộn với một loại ngũ cốc nào đó như gạo, lúa mạch hoặc lúa mì và muối biển, nước. Hỗn hợp được để lên men trong thời gian 1 tháng đến 3 năm. Qúa trình lên men dài giúp miso trở thành thực phẩm cung cấp protein và carbohydrate. Tuy nhiên hàm lượng natri trong miso khá cao nên bạn nên dùng miso với một lượng vừa phải, tránh để cơ thể thừa natri.

8. Ngũ cốc nguyên hạt

Trong ngũ cốc nguyên hạt có một số chất chống oxy hóa mà không thể tìm thấy trong trái cây và rau quả. Chúng cũng chứa các vitamin nhóm B, vitamin E, magiê, sắt và chất xơ. Tuy nhiên, hầu hết người tiêu dùng hiện nay dùng nhiều lúa mì và các loại ngũ cốc không nguyên hạt. Nên cố gắng tìm mua những loại ngũ cốc nguyên hạt trên thị trường để đảm bảo cho sức khỏe không chứa gluten. 

9. Dầu ô liu

Dầu ô liu là nguồn chất béo chính trong khẩu phần ăn khu vực Địa Trung Hải. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy chế độ ăn uống tiêu thụ chất béo không bão hòa như chế độ ăn uống Địa Trung Hải (so với những người tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa ) có nguy cơ giảm bệnh tim và ung thư. Nghiên cứu dịch tễ cho thấy những người này cũng sống lâu hơn. Nghiên cứu gần đây chứng minh được rằng dầu ô liu còn có tác dụng kháng viêm .

10. Ớt

Ngoài hàm lượng capsaicin cao, ớt cũng là một nguồn dồi dào vitamin A, beta-carotene. Trong đó, beta-carotene có ích trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn, viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, trong ớt còn có tác nhân chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tác động xấu của gốc tự do trong cơ thể như xơ cứng động mạch, ung thư ruột kết và các biến chứng bệnh tiểu đường như tổn thương thần kinh và bệnh tim. Thêm vào đó, ớt giúp cải thiện hệ thống miễn dịch và hỗ trợ trong giảm cân bằng cách làm chậm lại quá trình trao đổi chất. 

11. Trà xanh

Ngoài hương vị thanh khiết mà nhiều người ưa thích thì trà xanh có nhiều công dụng từ những chất có trong nó như polyphenol catechin và đặc biệt là epigallocatechin gallate( EGCG ) .
EGCG là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, bên cạnh việc ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư, nó có thể triệt tiêu tế bào ung thư mà không làm tổn hại đến sức khỏe.

12. Các loại đậu

Các loại đậu là nguồn dồi dào chất xơ. Đặc biệt là đậu đen, ngoài tác dụng giảm cholesterol, hàm lượng chất xơ cao trong đậu đen giúp ngăn chặn lượng đường trong máu tăng quá nhanh sau bữa ăn, đề kháng insulin hay hạ đường huyết .
Khi kết hợp với các loại ngũ cốc như lứt, đậu đen cung cấp hầu như không có chất béo mà lại cho hàm lượng protein cao.

13. Nấm

Hầu hết các loại nấm cung cấp nhiều protein, chất xơ, vitamin nhóm B, vitamin C, cũng như canxi và
khoáng chất khác. Có 2 loại nấm đã được chứng minh rằng có khả năng chữa bệnh kỳ diệu là shiitake và maitake .
Các loại nấm đã được chứng minh rằng có thểthúc đẩy sức khỏe tim mạch , giảm nguy cơ ung thư, thúc đẩy chức năng miễn dịch, chống virus, vi khuẩn, giảm viêm, phản ứng dị ứng, giúp cân bằng đường huyết và hỗ trợ cơ chế giải độc của cơ thể.

14. Các loại hạt

Mặc dù các loại hạt có nhiều chất béo nhưng lại là chất béo không bão hòa và loại chất béo này thì có lợi cho sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu với hạnh nhân và quả óc chó cho thấy cả 2 loại hạt có tác dụng kiểm soát cholesterol trong máu .
Đặc biệt quả óc chó có nhiều axit béo omega- 3, bảo vệ cho tim và  hệ thống tuần hoàn. Các loại hạt cũng là nguồn cung cấp chất xơ, magiê, đồng, acid folic, protein, kali, và vitamin E.

Theo Macrobiotic UK

 

Hỗ trợ nhanh
HN 0988 33 70 89
HCM1 0975 936 397
HCM2 0166 296 3507
0243 8543 644
8h - 21h tất cả các ngày
Kết bạn với chuyên gia
Tư vấn sức khỏe bằng thực dưỡng
Như Châu
đã có hơn 10 năm kinh nghiệm ăn theo chế độ thực dưỡng
 

Khóa học: Nấu ăn Thực Dưỡng cho Gia Đình
0 người đã mua
1.800.000 đ
để đặt mua
Thực dưỡng cho bệnh tiểu đường - MacDiabete
0 người đã mua
580.000 đ
để đặt mua
Thực dưỡng cho xương khớp - MacFlex
0 người đã mua
500.000 đ
để đặt mua
Trà củ sen
0 người đã mua
70.000 đ 200 gram
để đặt mua
Khóa học: Nấu ăn thực dưỡng gia đình (Online)
0 người đã mua
490.000 đ 1
để đặt mua
Nhiều người xem
Gạo lứt đỏ tươi
59.478 người đã xem
Vừng rang sẵn
24.030 người đã xem
Âm Dương ứng dụng để lý giải nguyên nhân gây bệnh tật của con người
20.001 người đã xem