Vì mọi bệnh về thể chất và tâm thần
đều có chung nguồn gốc, đó là sự mất quân bình giữa tình trạng cơ thể và diễn
biến của môi trường thiên nhiên, nên tất cả có liên quan mật thiết với nhau và
phát triển giống nhau. Xét theo triệu chứng, bệnh thường phát triển qua các
giai đoạn sau:
Giai đoạn 1- Mệt mỏi: Cảm thấy lừ đừ, mệt mỏi là đã bệnh rồi. Tình
trạng này thường kèm theo sự căng cứng bắp thịt, đi tiểu liên tục và đổ mồ hôi
thường xuyên, thỉnh thoảng tiêu chảy hoặc táo bón, cảm thấy lạnh hoặc sốt trong
thời gian ngắn. Về tinh thần, suy nghĩ bắt đầu kém sáng suốt, nhận thức kém
linh hoạt và đối ứng thiếu chính xác.
Giai đoạn 2 – Đau nhức: Khi cảm thấy mệt mỏi trở thành tình trạng
thường xuyên, cơ thể bắt đầu phát ra đau nhức ở nơi nào đó như đau cơ bắp, nhức
đầu, chuột rút (vọp bẻ). Đôi khi lên cơn khó thở, tim đập không đều, sốt và ớn
lạnh, cử động khó khăn. Về tinh thần, thỉnh thoảng thấy chán nản, lo âu và có cảm
giác bất ổn.
Giai đoạn 3 – Bệnh về máu: Nếu bệnh nhân tiếp tục sống và ăn uống mất quân bình, máu – gồm các tế bào máu đỏ (hồng cầu) và các tế bào máu trắng (bạch cầu) và huyết tương – bị biến chất, không còn thích hợp cho việc duy trì mối tương quan hòa hợp giữa nội môi (cơ thể) và ngoại môi (thiên nhiên). Vả lại, máu là chất liệu xây dựng và nuôi dưỡng các tế bào cơ thể, vì vậy, máu xấu sẽ tạo ra các tế bào và mô kém phẩm chất, từ đó sinh ra nhiều loại bệnh. Máu bị chua (acid hóa), huyết áp cao hoặc thấp, thiếu máu, sốt xuất huyết, ung thư máu, hoạt huyết, v.v… thuộc giai đoạn này, kể ca hen suyễn, động kinh và bệnh da liễu. Về tinh thần, giai đoạn này thường biểu hiện qua các triệu chứng như dễ bị kích động, quá nhạy cảm, lúc nào cũng chán nản, rụt rè, và mất phương hướng trong cuộc sống.
Giai đoạn 4 – Rối loạn cảm xúc : Nếu máu tiếp tục bị dơ bẩn trong
thời gian lâu dài, nhiều rối loạn cảm xúc sẽ xảy ra thường xuyên: bị phấn
khích, nổi nóng, giận dữ, gắt gỏng và cảm thấy chán chường hầu như hàng ngày.
Cách giải quyết một vấn đề không còn tế nhị, khách quan nữa, và thường có cảm
giác sợ hãi cùng những biểu hiện không cần thiết về thủ lẫn công khi phải đối
phó với những tình huống khó khăn không quen thuộc. Cử động của cơ thể bắt đầu
trở nên cứng nhắc.
Giai đoạn 5 – Bệnh cơ quan: Nếu máu tiếp tục suy thoái, các cơ quan
và những tuyến hạch bị biến đổi dần về phẩm chất lẫn chức năng và cấu trúc. Xơ
cứng mạch máu, tiểu đường, sỏi thận và sỏi mật, nhiều dạng ung thư, xơ bản đa
phát, v.v…. đều thuộc giai đoạn này. Óc cố chấp, thành kiến, bảo thủ, hẹp hòi, ảo
tưởng trở nên rõ ràng hơn.
Giai đoạn 6 – Bệnh thần kinh: Từ giai đoạn 5 trở đi khuynh hướng
suy thoái tiến sâu hơn thành rối loạn thần kinh, kể cả tình trạng bại liệt thể
xác và bại liệt tinh thần như bại não và vọng tưởng cuồng (hoang tưởng). Hoạt động
hài hòa giữa tâm lý và sinh lý trong nhiều cơ năng bị giảm dần. Bắt đầu có cái
nhìn tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, thường có ảo tưởng phá hoại và tự tử.
Giai đoạn 7 – Bệnh tâm linh (bệnh ăn sâu vào tiềm thức) : Sinh hoạt
và ăn uống không đúng đắn trong nhiều năm sẽ dãn đến mức bệnh nặng nhất là xơ cứng
tư tưởng và hành động, mặc dù trong các giai đoạn trước đã có nhưng chưa biểu
hiện rõ ràng. Tự kiêu, ích kỷ, hợm hĩnh, cực đoan, độc đoán, cố chấp, lúc nào
cũng cho mình hoàn toàn đúng là một số triệu chứng chung. Bệnh tâm linh là giai
đoạnh phát triển cuối cùng của bệnh, đồng thời là nguyên nhân của các bệnh
khác, của cùng khốn và bất hạnh.
Cũng có thể chia bệnh thành hai dạng:
PHẢN ỨNG ĐIỀU CHỈNH VÀ BỆNH SUY THOÁI. Các giai đoạn bệnh từ 1 đến 4 có thể liệt
vào dạng phản ứng điều chỉnh, còn các giai đoạn từ 5 đến 7 tượng trưng cho bệnh
suy thoái.
1.Phản ứng điều chỉnh: Khi một yếu tố độc hại từ bên ngoài xâm nhập
vào người, cơ thể liền tập trung sức đề kháng và gây ra một số phản ứng để thải
trừ chất độc. Thí dụ khi một người ăn uống đúng đắn lâu ngày bất ngờ ăn phải
món lạ liền sinh ra tiêu chảy, đau bụng, sốt, ói hoặc nổi mụn nhọt. Người ta
thường xem những triệu chứng như thế là bệnh, nhưng thật ra đây chỉ là phản ứng
thải trừ chất độc. Một thí dụ khác là a – mi – đan (hạch đầu họng) sưng viêm
khi hệ thống bạch huyết cố kìm giữ các chất độc đã vào cơ thể. Trong trường hợp
này, cơn sốt kèm theo có mục đích “thiêu hủy chất độc”. Cũng như một phụ nữ ăn
uống mất quân bình sẽ có kinh nguyệt khồng đều; hoặc người dùng quá nhiều rượu,
thịt, cơ thể bốc mùi khó chịu và thích nói chuyện huyên thuyên; đây không gì
khác hơn là cơ thể đang “phản ứng” để thải bỏ những chất bất lợi. Giận dữ cũng
là hình thức phản ứng xả bỏ chất dư thừa. Giận dữ tương tự “tự điều chỉnh” này mà cơ thể duy
trì được trạng thái trung hòa hoặc quân bình.
2. Bệnh suy thoái: Đây là bệnh thật sự vì phẩm chất và chức năng của
các cơ quan trong người đã bị suy thoái nghiêm trọng. Thí dụ bệnh liết kháng
AIDS, đang alf nguy cơ tiêu diệt loài người, có nguyên nhân là sống trác táng
và ăn uống bừa bãi, nhất là hấp thu quá nhiều hóa chất như thuốc men, ma túy
làm suy yếu sinh lực và làm tê liệt cơ chế miễn nhiễm tự nhiên. Một dạng bệnh
suy thoái khác là do thuwowgnf xuyên ăn quá nhiều đường tinh chế và nước đá làm
máu bị chua và làm suy yếu xương, răng. Bệnh un tuhw, tiểu đường, bệnh tim mạch,
động kinh, viêm gan và nhiều bệnh mới phát rộ trong thế giới hiện tiền đều thuộc
dạng bệnh này.
Để hiểu rõ diễn biến của bệnh qua
hai dạng trên, có thể xem thí dụ sau đây: Nếu một người ăn chay hoặc ít ăn thịt
cá trong nhiều năm bỗng ăn nhiều mỡ, thường duwong sự sẽ nôn mửa, đi tiêu chảy
hoặc đi kiết (phán ửng điều chỉnh).
Nếu cơ thể không phản ứng sau khi
ăn nhằm một món nào đó không phù hợp, các thứ độc hại này sẽ tích lũy trong người
và làm suy yếu sức khỏe (bệnh suy thoái). Có thể những triệu chứng phản ứng
không xuất hiện trong thời gian lâu, có khi 20 hoặc 30 năm, nhưng các cơ năng
trong người, kể cả trí óc yếu dần đi, nếu trong thời gian đó vẫn tiếp tục ăn uống
sinh hoạt sai lầm. Những người ở vào tình trạng này, khi được khuyên sửa đổi
cách ăn uống và lối sống, thường ngạc nhiên, nhiều lúc tỏ thái độ: “tôi ăn uống
và sống như thế đã mấy chục năm nay mà vẫn thấy khỏe mạnh, tội gì phải kiêng với
cữ?| Tuy nhiên, những người này thường chết vì lên cơn động tim hoặc ung thư,
hoặc bị liệt kháng.
Cũng có thể xét qua sự khác biệt
giữa tình trạng sức khỏe đang có và thể chất bẩm sinh. Vì tình trạng sức khỏe
chịu ảnh hưởng của ăn uống hàng ngày nên thường biến đổi. Trái lại, thể chất bẩm
sinh rất khó thay đổi. có thể xem thể chất bẩm sinh là tình trạng sức khỏe gốc,
vốn có từ khi còn nằm trong bụng mẹ và do những gì người mẹ hấp thu tạo ra. Thường
thì bệnh suy thoái ảnh hưởng đến thể chất bẩm sinh, còn những phản ứng điều chỉnh
biển hiện sự thay đổi của tình trạng sức khỏe hiện có.
Như vậy, không có gì là “định mệnh”
hay “số phận an bài”, vì tất cả đều có thể biến đổi theo cách ăn cách ở hằng
ngày.
Bước đầu tiên của học thực dưỡng cần xác định
2) Học như thế nào?
Đọc sách
Nói chuyện, trao đổi với chuyên gia
Học online
Thực hành hàng ngày
Trải nghiệm, tư duy và điều chỉnh
Khóa học: Thực dưỡng căn bản online
Nguyên nhân đầu tiên của bệnh tật là vấn đề dinh dưỡng không hợp lý. Và điều này ảnh hưởng lớn do người mẹ, người vợ trong gia đình. Thiếu kiến thức về dinh dưỡng cơ bản hay ở mức độ cao hơn là tri thức về thực dưỡng khiến họ vô tình làm ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình thông qua việc lựa chọn các thực phẩm nhiều độc tố, ít dinh dưỡng và mất quân bình âm dương.