Một nghiên cứu gần đây cho hay biểu hiện ở môi trường giáo dục của trẻ em bị béo phì kém hơn so với những trẻ bình thường do chính cân nặng của các em.
Một nghiên cứu đã được tiến hành và tìm ra mối liên quan giữa tình trạng thừa cân và khả năng xử lý vấn đề của trẻ em đã được công bố trên tờ báo Cerebral Cortex
Trước những câu hỏi nhận thức cơ bản, học sinh bị thừa cân trả lời chậm hơn và chậm chạp trong quá trình suy nghĩ. Chính phát hiện này đã làm dấy lên vấn đề làm sao để ngăn chặn tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em và đầy lùi nguy cơ béo phì từ những thực phẩm nhiều calo và không dinh dưỡng như đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt..... mà vốn là những thứ trẻ em yêu thích?
Trong nghiên cứu mới đây nhất, người ta nghiên cứu phản ứng và hoạt động của bộ não trên 74 trẻ em gồm cả nam và nữ trong độ tuổi từ 7-9 và một nửa trong số các em có chỉ số khối cơ thể (BMI) vượt quá mức tiêu chuẩn. Một hàng các mũi tên được đưa ra và yêu cầu các em nhấn phím để xác định hướng của mũi tên đứng giữa hàng, một nhiệm vụ tương tự khác được đưa ra nhưng phức tạp hơn. Sau quá trình làm 2 nhiệm vụ, số lần trẻ bị béo phì phản ứng lại là hơn 8% cho nhiệm vụ 1 và 15% cho nhiệm vụ còn lại. Tuy nhiên, các em trả lời sai khá nhiều lần và sau khi nhận ra lỗi mắc phải thì phải mất thêm thời gian để vượt qua câu hỏi tiếp theo.
Theo số liệu từ phân tích bộ não của các em cho thấy sự phát triển chưa đầy đủ về việc xử lý nhận thức ở vùng vỏ não trước trán (prefrontal cortex (PFC)) - bộ phận chi phối suy nghĩ chính xác và vùng vòng cung vỏ não trước (anterior cingulate cortex (ACC) ) - bộ phận giúp chúng ta học tập từ những lỗi sai mắc phải.
Nghiên cứu này cũng khẳng định việc chậm chạp trong xử lý nhận thức cũng sẽ có tác động đến kết quả học tập của các em.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi những trường đại học ở bang Michigan, Georgia and Texas - Mỹ và Waseda - Nhật Bản nhấn mạnh vai trò của các chất dinh dưỡng thiết yếu đối với khả năng học tập của trẻ em. Bác sĩ Paul Clayton cho biết thêm: Béo phì có thể làm trẻ nhận thức chậm và cũng có thể còn có những tác động tiêu cực khác.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng béo phì ở trẻ em. Nguyên nhân phổ biến nhất đó là do chế độ ăn uống không phù hợp. Trẻ em thường thích những đồ ăn chứa nhiều calo như đồ ăn nhanh và đồ ăn vặt... và ít có vận động cơ thể để tiêu hao calo nạp vào cơ thể quá nhiều. Do vậy dẫn đến việc thừa calo và chuyển hóa thành mỡ thừa trong cơ thể. Thói quen sinh hoạt và nhận thức của cha mẹ cũng một phần nguyên nhân khiến con họ béo phì.
Có thể không đề cập tới việc nhận thức chậm thì đã có rất nhiều những nguy hại mà béo phì gây ra cho trẻ em và cả người lớn. Để con bạn có được sự phát triển bình thường và phòng ngừa những căn bệnh liên quan đến béo phì, hãy xác định nguyên nhân béo phì của con mình và giúp con trẻ thoát khỏi nó. Cân nhắc đến sinh hoạt và chế độ ăn uống của con bạn để tránh béo phì ngay từ đầu nhé!
Theo www.dailymail.co.uk