Phương pháp ăn uống quân bình giúp ổn định lượng đường trong máu:
Một chế độ dinh dưỡng có thể cung cấp đủ đường và chất ngọt là rất quan trọng. Trong 5 loại mùi vị, mặn,ngọt, chua, cay và đắng – thức ăn có vị ngọt chiếm vị trí trọng yếu, lên tới 60 – 70% khẩu phần hàng ngày. Để có một thể chất quân bình, mạnh khỏe ta nên chọn ăn các loại ngũ cốc còn nguyên cám, các loại rau củ ngọt (như cà rốt, hành tây, cải bắp, củ cải, bí đỏ và súp lơ…) và những trái cây đúng mùa vì nó có chứa loại đường tốt nhất cho cơ thể và loại đường phức hợp trong tinh bột thì tốt hơn đường đơn trong mật và trái cây.
Bệnh tiểu đường type I(diabetes) và rối loạn đường huyết (hay tiểu đường type II, hypoglycemia) đều do đường tinh chế mà ra. Việc thay nó bằng chất ngọt của gạo lứt, rau củ -quả sẽ giúp ngăn ngừa các tai biến, và xét tổng thể, chữa theo lối tiết thực như thế thì kinh tế hơn các biện pháp phòng trị khác rất nhiều.
Sẽ mất một khoãng thời gian để làm quen được với chế độ ăn uống quân bình mới mẻ, và cảm giác thèm khác những thức ăn có đường tinh chế có thể gia tăng. Hãy quan tâm sâu sát tới thực phẩm hàng ngày bạn ăn, hãy sử dụng mạch nha, siro gạo và những nguồn chất phức hợp khác để làm dịu đi nỗi thèm muốn của bạn.
1. Ăn cơm gạo lứt tỷ lệ 95% cơm + 5% muối mè hoặc rau củ(hấp hay xào khô) 5%.
2. Uống ít nước, mỗi ngụm nước ngậm ba phút trước khi uống khi nuốt nước bọt tiết ra đỡ khát nước rất nhiều. Uống nhiều, người bị âm hóa bệnh lâu lành.
3. Bí quyết trị bệnh nặng, ta xen kẽ ăn theo thực đơn số 7 một tuần rồi nhịn ăn từ 1-2 ngày(uống nước gạo lứt rang hoặc nhịn uống được càng tốt).
4. Các loại thực phẩm thường xuyên dùng
Bí đỏ hấp hoặc nấu canh ăn rất tốt vì có tác dụng làm giảm đường(nếu không kèm những biến chứng như suy thận, viêm khớp...)
Khổ qua(mướp đắng) ép hoặc xay uống rất hay, còn có thể nấu canh ăn, nếu không có bệnh khác kèm theo.
Xích tiểu đậu(đậu đỏ nhỏ hạt, đậu lăng, đậu hà lan có thể hầm nhừ ăn kèm tương nước hoặc rắc muối mè, nhai kỹ cũng là thức ăn nên dùng)
Các thực phẩm khác là tỏi, tảo spirulina. Đặc biệt là giảo cổ lam, làm hạ đường máu đến 36% và ức chế tăng đường đến 63%.
5. Nước uống:
Nên uống trà gạo lứt, rang chung với đỗ đỏ, ngoài tác dụng trị bệnh, loại nước này còn điều hoà thân nhiệt, giúp tiêu hóa, trừ tiêu chảy (bỏ thêm ít muối) trị đau khớp, tiểu đờm, chống mất ngủ, viêm thận và nhất là bồi bổi cho thận.
Uống kèm canh dưỡng sinh, mỗi lần cách nhau một giờ để đẩy mạnh công dụng trị tiểu đường và còn làm giảm các biến chứng của tiểu đường như xơ vữa động mạch, suy thận, viêm khớp.
6. Vận động: nên đi bộ mỗi sáng hoặc sau bữa cơm chiều – hay môn thể thao nào bạn hay tập luyện.
7. Nhai kỹ: Mỗi bửa ăn nên cần nhai kỹ, càng nhai kỹ, càng mau lành bệnh (nhai thức ăn thành chất lỏng rồi mới nuốt. Mỗi miếng nhai từ 60 lần trở thành chất lỏng rồi mới nuốt. Mỗi miếng, nhai từ 60 lần trở lên, lý tưởng nhất là 100 đến 200 lần.
8. Điểm tâm: Dùng bột ngũ cốc khuấy với bột sắn dây, bột đậu đỏ, thêm bơ mè, miso – tương đặc, hay nước tương cổ truyền. Hay có thể ăn các loại bánh gạo lứt như bánh đa, cháo, phở, bắp luộc tại nhà.
9. Các trợ phương khác:
Tiểu đường kèm tim mạch: Dùng 500g cần tây chia đôi sáng, chiều vắt ép nước uống sống, uống nhấp từ từ mỗi đợt liên tục 5 ngày.
Nếu tiểu đường kèm suy thận (đau lưng, tiểu nhiều, tiểu đêm) thì cần đắp nước gừng nóng ở vùng thận ngày 3 lần, mỗi lần 25-30 phút.
Thực dưỡng đặc trị tiểu đường, Nguyên tác Aveline Kushi, Phạm Cao Hoàn dịch, Kiều Thị Thu Hương hiệu đính