"Đấy cũng là một phép tu vô cùng thiện xảo ngay giữa cõi trần ai, khỏi cần phải tách rời xã hội để hành trì nơi núi sâu rừng thẳm, sao chúng ta không nắm bắt!"
Tôi bắt đầu thư bằng câu chuyện
“OHSAWA”. Tôi là công chức, áp dụng phương pháp dưỡng sinh được 6 tháng. Tại
sao tôi lại áp dụng phương pháp này? Xin trình cùng Ông (Ngô Thành Nhân) rằng:
Trước khi theo phương pháp này, tôi chẳng hiểu gì về Vô Song Nguyên Lý, về Triết
học Cực Đông … cũng như sự mầu nhiệm của Gạo lứt muối mè!
Năm 1965, là một quân nhân ở đơn
vị tác chiến, tôi mang đầy BI QUAN, CHÁN NẢN trong người. THẦN KINH CĂNG THẲNG,
rất nhiều lần tôi định TỰ TỬ, định bắn vào người để “giải thoát” cái thân xác
cho rồi! CHÁN ĐỜI đến cùng cực, tôi quyết định ăn chay trường. Hôm về thành phố,
gặp một người bạn bảo rằng nên ăn Gạo lứt Muối mè! Nghe là nghe vậy, song sau
đó về đơn vị, tôi bắt đầu ăn trong khi chưa biết qua chút nào về lý thuyết. Sau
10 ngày, mầu nhiệm thay, tôi không còn
lo buồn. Tôi sung sướng, một người hoàn toàn sung sướng. Nỗi sung sướng không tạo
mà có, không tìm mà thấy. Tôi bắt đâu mua sách về nghiên cứu. Sau 2 tháng, vì
hoàn cảnh, tôi bỏ phương pháp ấy mà lòng thì nguyện rằng, bao giờ có dịp sẽ thực
hiện tiếp. Rồi tiếp tục, rồi bỏ…
Bây giờ là lần thứ ba, và tôi tin
chắc rằng, đây là lần cuối cùng. Tôi hiện sống với cách ăn ấy hơn 6 tháng rồi.
Sự quan trọng của Phương pháp Ohsawa mà tôi tìm thấy hôm nay là không phải để duy chữa cái thể xác như nhiều
người thường làm, mà cốt trị cái tinh thần oằn oại mà hầu hết con người của xã
hội hôm nay đã và đang mắc phải…
VÕ THẾ MỸ
(Mỹ Tho, ngày 24/5/1971)
(SỐNG VUI số 37 ngày 31/6/1971)
Góp ý:
Xã hội con người càng ngày càng
văn minh thiên về vật chất thì càng phát sinh nhiều khủng hoảng tinh thần. Nhà
thơ Quách Thoại ngày nào đó đã thốt:
“Nền văn minh đốt cháy bàn thờ, Xe tiến hóa tiến dần trong man dại”
Và tuổi thanh niên trong một môi
trường thời đại như thế không dễ gì thoát khỏi những rối loạn tinh thần. Nếu vượt
được thì không nói làm chi, còn nếu không thì trạng thái hâm hâm, hoang tưởng,
khùng điên chắc chắn xảy ra. Tôi đã từng bị khủng hoảng tuổi trẻ nên biết cái bệnh
tinh thần này không phải là không đáng sợ. Nó làm cho ta nhìn cuộc đời này một
cách méo mó và không muốn thân thiện với ai. Giết người không được thì người bệnh
xoay lại muốn giết mình. May mà tôi dùng phương pháp Ohsawa để chữa các bệnh Phổi,
Tim mà rốt cuộc không những các bệnh này dứt hẳn mà tinh thần của tôi cũng bình
thường dần và tôi nhìn cuộc đời với một tâm hồn ổn định và không “hâm” như trước.
Đặc biệt cái ổn định này càng ngày càng
lắng đọng và làm cho tâm hồn mình sáng sủa ra nên mặc dầu hết bệnh từ lâu mà
tôi cũng vẫn lấy cơm gạo lứt làm thực phẩm chính hàng ngày. Tôi đã tiếp xúc với
nhiều người bệnh hỏi về việc chữa bệnh theo Phương Pháp Ohsawa. Họ thường đề cập
đến việc khi nào thì ăn lại như bình thường (ý là ăn lại gạo trắng như bấy lâu
nay cho ngon miệng ấy mà!) Tôi đáp, thì khi nào hết bệnh, muốn ăn gì thì ăn chứ
ai cấm! Nhưng xin quí vị biết cho rằng, trước đây mình mắc các chứng bệnh trầm
kha đau khổ không thuốc thang nào chữa cho khỏi hẳn được, đó là vì mình trót
theo một lề lối ăn uống sai lầm mà mình không biết là sai lầm. Nay hết bệnh, nhờ
theo một con đường đúng đắn, sao lại muốn trở lại con đường sai lạc thuở nào. Nếu
đọc sách Trường sinh kỹ, ta sẽ thấy Phương pháp này đâu phải chỉ chữa bệnh về
thể xác không thôi mà còn trị những bất túc về tinh thần. Tinh thần thì vô hạn,
có ai chắc rằng mình không khiếm khuyết? Phương pháp Ohsawa có công năng sửa chữa
cho ta những khuyết điểm mà ta đã nhận ra hay chưa nhận thấy. Đây là triết lý của
một nền văn minh cổ ở Đông Phương mà tiên sinh Ohsawa thường nói là bào thai của
những tôn giáo lớn, sao chúng ta nỡ xem thường! Đấy cũng là một phép tu vô cùng
thiện xảo ngay giữa cõi trần ai, khỏi cần phải tách rời xã hội để hành trì nơi
núi sâu rừng thẳm, sao chúng ta không nắm bắt!