Nhiều ngàn năm trước đây, các vị thầy thuốc cổ xưa đã nhận thức được sự đồng nhất giữa người, thiên nhiên và năng lượng. Họ phát triển môn vũ trụ học, từ đó giải thích các tạo vật trong vũ trụ, ngoài ra sự hiểu biết về sức khỏe và bệnh tật cũng từ đó mở ra.
Dưới cách nhìn của họ, tất cả mọi vật được hiểu không gì hơn là sự biểu lộ của năng lượng. Cổ Trung Hoa gọi nó là ch’i, ở Nhật nó có tên là ki, và ở Ấn Độ gọi là prana. Tất cả mọi vật trong thiên nhiên, từ cái dãy ngân hà rộng lớn cho đến các nguyên tử trẻ tí được xem chỉ là những sự biểu lộ của năng lượng vũ trụ.
Sự nhận biết cơ thể con người như là một dạng năng lượng qua sự thực hành khoa châm cứu, thảo dược, xoa bóp bằng lòng bàn tay, massage và các nghệ thuật cổ truyền gìn giữ sức khỏe khác.
Trong thế kỷ hai mươi, các nhà vật lý đã đi đến cùng một kết luận cơ bản về thế giới vật chất. Vật chất trống rỗng nhưng di chuyển, là năng lượng rung động.
Ở Nhật cho đến nay, từ khí (ki) vẫn được dùng thường trong ngôn ngữ hàng ngày. Ví dụ: Bệnh tật được xem như là “khí” bị thoát “ra”, không khí “khí của sự trống rỗng”. Trong khi “Dũng khí” là “khí hoạt động” có nghỉ là “can đảm”. Hàng trăm ví dụ khác nữa cho thấy khái niệm trên đã ăn sâu vào nếp nghỉ ở Phương Đông.
Sự hiểu biết về con người cũng bị ảnh hưởng bởi khái niệm này. Ở Nhật, từ “con người” là Hito, được kết hợp bởi vần Hi có nghỉ là “mặt trời” hay là “lửa” và vần “to” là “tinh thần”. Ám chỉ cơ thể con người, sự suy nghỉ và tinh thần chỉ là một, và là sự biểu thị của cao độ tích điện, của năng lượng bức xạ.
Năng lượng tạo sinh khí của các chức năng trong đời sống chúng ta có nguồn gốc từ bên ngoài cơ thể, ở môi trường bao bọc xung quanh ta. Cơ thể chúng ta liên tục nhận năng lượng từ các vì sao, các thiên hà, các chòm sao, hành tinh và từ khắp vũ trụ. Những lực này và những năng lực hình thành khác nguồn gốc từ vũ trụ, trong dưỡng sinh được xem như là “nguồn lực của Trời”. Và rồi trái đất một khối khổng lồ quay tròn và di chuyển trong không gian với một vận tốc to lớn tự nó cũng phát ra năng lượng. Sức ly tâm sinh ra do quả đất quay được xem như là “nguồn lực của đất”.
Nguồn lực của vũ trụ đi vào cơ thể con người qua đỉnh đầu, nơi vùng xoáy tóc (vùng xoáy này là sự phản ánh hoạt động của lực vũ trụ). Sau khi vào, nguồn lực của trời xuyên xuống bên dưới cơ thể và tồn tại ở vùng cơ quan sinh dục. Mặt khác, nguồn lực của Đất vào cơ thể qua vùng cơ quan sinh dục và hướng về phía trên xuyên qua xoáy tóc. Những dòng luân chuyển lên và xuống chạy dọc theo tuyến trung tâm của năng lượng. Cái kênh trung tâm này mang điện tích nguyên thũy tạo ra “sự sống” sinh động cho toàn bộ chức năng của cơ thể và cung cấp cho các mô năng lượng cần có.
Ở vài nơi dọc theo tuyến trung tâm, lực của “Trời” và “Đất” giao nhau tạo thành những vòng xoáy điện tích cao độ. Năm nơi trong các vòng xoáy này nằm trong cơ thể, và nếu tính thêm hai nơi đi vào và ra của hai lực nữa thì có bảy “luân xa” của năng lượng trong cơ con người (Chakras theo từ của Bác sĩ Aryuvedic).
Các luân xa này cung cấp năng lượng cho khắp các cơ quan các tuyến, các mô, tế bào. Luân xa thứ bảy ở đỉnh đầu chẳng hạn, cung cấp năng lượng cho phần trái và phải bán cầu của não, luân xa thứ sáu nằm sâu trong não luân xa thứ năm, luân xa cổ họng, cung cấp năng lượng cho tuyến giáp, phó giáp và thanh quản, trong khi quả tim và phổi hoạt động bởi luân xa thứ tư (luân xa tim) nằm sâu trong trung tâm lồng ngực. Các cơ quan nằm ở trung tâm cơ thể như dạ dày, lá lách, tụy tạng , gan và mật đặc biệt được nạp năng lượng bởi luân xa thứ ba, luân xa dạ dày. Luân xa thứ hai đóng sâu trong ruột non, hoạt hóa tiểu trường, đại trường và thận, trong khi luân xa thứ nhất nạp năng lượng cho bàng quang và cơ quan sinh dục.
Nếu chúng ta so sánh các tuyến trung tâm như là một dòng sông to lớn, thì các luân xa như là những xoáy nước được tạo thành trong dòng năng lượng vậy. Và rồi những nhánh của con sông phân dòng nhỏ hơn đó như là những kinh mạch trong cơ thể, chạy theo ngay dưới lớp da. Những nhánh kinh mạch phát ra khỏi kinh trung tâm theo kiểu như những cái gờ của trái bí ngô phân nhánh từ cái lõi trung tâm của nó.
Mỗi kinh mạch lại tiếp tục phân chia thành những nhánh nhỏ hơn và cuối cùng kết dính với phần nhỏ nhất của cơ thể: các tế bào. Nói cách khác, mỗi một tế bào được cung cấp liên tục năng lượng từ các kinh mạch, các kinh mạch trở lại nhận năng lượng từ kênh trung tâm và các luân xa. Dòng năng lượng cũng còn đi theo chiều ngược lại: từ các tế bào đến các kinh mạch, rồi đến kênh trung ương và các luân xa.
Cơ thể con người hình thành một mạng lưới phức tạp của dòng chảy năng lượng cung cấp cho toàn bộ chức năng của nó.
Sức khỏe tùy thuộc vào khả năng của cơ thể dòng chỉ đạo nguồn năng lượng sống này, nó tuôn chảy qua khắp các tế bào, mô và các cơ quan rồi hoạt hóa quá tải hoặc suy yếu và tù đọng, tạo nên tình trạng mất cân bằng hoặc bệnh tật từ đó.
Khả năng của cơ thể để chỉ huy dòng năng lượng của sự sống này lại tùy thuộc vào chất lượng của một dòng quan trọng khác để nuôi dưỡng: đo là dòng máu và chất lỏng của cơ thể. Chất lượng máu và chất lỏng lại tùy thuộc vào những gì chúng ta ăn và uống hàng ngày. Nếu chất lượng thực phẩm quân bình thì dòng năng lượng trôi chảy qua các tế bào, cơ quan, kinh mạch và các luân xa một cách êm ả.
Những loại thực phẩm thái quá tạo ra sự mất cân bằng của dòng chảy năng lượng. Thịt, trứng, gia cầm, phó mát và các sản phẩm từ động vật tạo mỡ trong dòng máu. Mỡ này gây trở ngại cho sự trao đổi chất dinh dưỡng và năng lượng giữa máu và tế bào. Tế bào ngày càng bị bao bọc bởi lớp mỡ và chất nhầy bởi sự dùng thái quá những loại thực phẩm này và làm giảm đi tính thẩm thấu của nó. Nó còn ngăn cản việc thải bỏ năng lượng và những phế phẩm, tạo nên sự tích tụ, tù đọng các chất này.
Mặc khác, các loại đường đơn như đường tinh chế, mật ong, si rô cây thích (maple pyrup), sô cô la và những loại trái cây vùng nhiệt đới đi rất nhanh vào dòng máu, tạo mức đường máu cao và sự trao đổi biến dưỡng xảy ra quá nhanh trong các tế bào. Năng lượng hoạt động rất ngắn, nhanh, tuy nhiên nó lại làm cạn kiệt và suy yếu sự sống của tế bào, đồng thời tạo nên sự tích tụ những độc chất vô giá trị.
Một thực đơn quá nhiều calori làm cho hoạt động biến dưỡng của cơ thể liên tục quá tải. Năng lượng thái quá được tạo ra liên tục trong tế bào và thải ra qua các kênh mạch và các luân xa. Việc này làm ngăn trở dòng năng lượng đối nghịch dòng kênh nguyên tủy và từ các luân xa đi đến các kinh mạch, cơ quan và tế bào, đưa đến kết quả làm giảm đi độ nhạy cảm ứng với năng lượng của môi trường xung quanh. Hơn thế nữa, các chất vô ích được tạo ra liên tục từ các bữa ăn thịnh soạn làm quá tải hệ thống bài tiết của cơ thể, rồi toàn bộ cơ thể dều bị nhiễm độc, trong đó có cả phần xương và các khớp nối.
Phòng chữa bệnh viêm khớp thực dưỡng, Michio Kushi