Bát cơm hạnh phúc
Hạnh phúc là trạng thái hài lòng, vui vẻ với tình trạng hiện tại. Chúng ta ăn với một sự tỉnh thức cao độ. Từ việc xới cơm vào bát, trộn cơm với muối vừng, đưa từng miếng cơm lứt nhỏ vào miệng, nhai từng miếng cơm chậm rãi, cảm nhận hương thơm và mùi vị của từng miếng cơm. Đây là thời gian thư thái sau những giây phút làm việc.
Nhiều người cho rằng ăn là nạp năng lượng. Với cách nghĩ này, chúng ta coi bản thân giống như một chiếc xe máy cần đổ xăng hay một chiếc điện thoại cần nạp pin. Tuy nhiên, thân thể không giống như thế. Đôi khi chúng ta ăn trong lo lắng về công việc, lập kế hoạch cho tương lai, bàn bạc về các vấn đề trước mắt. Bữa ăn như vậy không khác gì việc tọng thức ăn vào mồm và bắt hệ tiêu hóa phải xử lý mọi thứ. Chúng ta hy vọng rằng, chỉ việc nhai sơ xài, ăn cho xong việc, ăn cho no bụng là đủ. Sau những bữa ăn kiểu “đổ xăng” như vậy, chúng ta còn không nhớ mình ăn gì? Mùi vị nó ra sao? Nó thơm, nó ngọt, nó mặn như thế nào? Giá trị của bữa ăn đã bị hạ thấp
Bữa cơm hạnh phúc là lúc chúng ta chăm sóc, yêu thương với thân thể. Cả ngày thân thể đã đi lại, vận động, hô hấp, tiêu hóa, nhìn, nghe, nghĩ,… đủ thứ đã diễn ra. Giống như một chiếc máy tính chạy quá nhiều chương trình ứng dụng, nó sẽ bị hết bộ nhớ hoặc bị treo máy tính. Nếu cứ tiếp tục cư xử một cách không ý thức thì chúng ta biến bữa ăn thành một chương trình, bắt cơ thể phải lao động một cách cực nhọc. Bữa cơm hạnh phúc là chúng ta hoàn toàn hài lòng với trạng thái hiện nay, với giây phút hiện tại. Chúng ta nhận rõ, ăn với sự tỉnh thức, yêu thương và biết ơn thân thể. Nó đã giúp ta rất nhiều việc và đây là lúc để nghỉ ngơi, thư giãn, cảm nhận những niềm vui, sự thanh thản. Một bữa ăn như vậy sẽ không chỉ mang đến năng lượng vật lý, mà con năng lượng cảm xúc, năng lượng của tình thương.
Hạnh phúc đến khi ta trân quí, biết ơn mọi thứ đang hiện diện. Nó là khoảng khắc hiện tại mà chúng ta đang biết, đang hiện hữu. Ăn với đầy đủ sự nhận thức về mùi vị, hương thơm, trạng thái của thân thể, chúng ta đang có một bữa ăn trên thiên đường, bữa ăn của niềm vui và phúc lạc. Có thể bạn thấy ăn chẳng có gì ghê gớm cả, ai chẳng làm được. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được điều đó, có những già, người bệnh, người ốm yếu, họ phải ước ao để có bữa ăn trong sự vui vẻ, bữa ăn bằng với mọi giác quan và sự trân trọng. Nếu bạn có cơ hội để ăn, để nhai, để tận hưởng hương vị của chỉ một bát cơm thôi, đó cũng là một khoảng khắc vô giá rồi.
Bát cơm thành công
Khác với bát cơm trắng thông thường, bát cơm gạo lứt chứa nhiều dinh dưỡng. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta có dạy “nhai kỹ no lâu”. Khi mà công nghiệp hóa chưa phát triển, các loại gạo mà các cụ ăn đều là gạo lứt, loại gạo xát rối, chỉ bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài. Chính để ăn ngon, đủ chất, các cụ đã phát hiện ra chân lý khoa học “nhai kỹ”. Nhưng rồi với sự tiến bộ, chúng ta muốn có gạo xát trắng, mịn, dễ bảo quản đã làm đánh mất đi 70% giá trị dinh dưỡng của hạt gạo. Để bù đắp lại, chúng ta phải bồi bổ thêm bằng nhiều thứ thức ăn kèm khác, mà vẫn thấy đói. Cái đói ở đây không phải là đói năng lượng, mà đói dinh dưỡng, đói chất, đói sự yêu thương.
Trong tiếng Anh chỉ có từ “body” để nói về thân thể. Từ này có ý nghĩa rất hay trong tiếng Việt. Nó gồm từ “thân” và từ “thể”. Thân, người thân, bạn thân, thân cận đều có nghĩa chung về cái gì quen, gần gũi. Thân có nghĩa “body” trong tiếng anh. Nhưng còn từ “thể” hay được hiểu về trạng thái về tinh thần, ví dự như từ “bản thể”, “thể diện”, “thể hiện”, ăn không chỉ giúp cho “thân” mà ăn còn giúp cho “thể”
Bát cơm gạo lứt phải ăn như thế nào cho đúng? Bạn cần nhai kỹ từ 100 - 120 lần cho mỗi miếng cơm. Nhiều bạn nói, khó thể, sao làm được? Đúng vậy, nếu vội vàng, cấp tập thì chẳng ai có thể ăn được như vậy. Tuy nhiên, bạn hãy thử thực hành với 3 hoặc 2 hoặc 1 miếng cơm đầu tiên. Bạn có thể thí nghiệm ngay thấy với miếng cơm gạo lứt được nhai kỹ sẽ ngọt, thơm như thế nào so với miếng cơm công nghiệp.
Ngoài ra, khi ăn đúng, ăn đủ 100 lần bạn vô tình phát triển được tính kỷ luật, bạn vô tình phát triển được sự tỉnh thức, bạn vô tình giúp răng, cơ mặt, hệ thân kinh được vận động tốt hơn. Bạn giúp cho hệ tiêu hóa làm việc dễ dàng hơn, bạn đã vô tình tiết kiệm được nhiều thức ăn, bạn vô tinh năng cao hiệu suất hấp thu dinh dưỡng. Bài tập ăn này trở thành một thời gian để luyện sự kiên nhẫn, luyện tinh thần, luyện tỉnh giác. Rất nhiều nhà yoga, hay các thiền sư họ đều ăn với sự chẫm rãi, từ tốn. Mỗi miếng ăn trở thành một giây phút ảo diệu.
Trong nhiều sách tướng số, thì tướng ăn cũng là một loại tướng thể hiện phong cách, trình độ, đẳng cấp sống. Thấy người ăn vội vàng, bạn biết đó là người hấp tấp, người này sẽ dễ làm hỏng việc. Thấy người ăn tham, nhồm nhoàm, bạn biết đó là người tham lam. Nếu hợp tác và làm việc với người đó, bạn phải chấp nhận họ muốn được phần hơn. Tại sao những người giàu có họ ăn ở nhà hàng, khách sạn, những chỗ sạch sẽ, sang trọng. Còn người nghèo thì hay ăn uống ở vỉa hè đường phố. Thói quen ăn cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, tính cách và số phận rất nhiều. Ăn uống phóng túng sẽ làm việc phóng túng. Ăn uống trang nghiêm sẽ sống trang nghiêm vì tất cả đều là thói quen.
Như vậy, một người thành công sẽ có bữa ăn thành công. Bữa ăn thành công ở đây thể hiện ở cách ăn, miếng ăn, tư thế, trạng thái khi ăn. Ăn như một người thành công trong sự vững chãi, điềm đạm, khoan thoai. Đừng ăn quá nhanh, quá vội vàng và tham lam. Điều đó đang làm giảm đi cơ hội thành công.
Hạnh phúc và thành công là một thứ không thể tách rời. Chẳng có giá trị gì khi bạn là người giàu nhất thế giới mà cảm thấy bất hạnh. Cũng chẳng có giá trị gì khi cảm thấy hạnh phúc mà không đạt được điều bạn thực sự mong muốn. Hạnh phúc và thành công là hai bánh xe song hành giúp bạn đi một cách vững chắc, vui vẻ trong cuộc đời
Thói quen này cần được thực tập hàng ngày và bạn có thể thực hành điều đó trong bữa ăn hàng ngày. Bạn có thể rèn luyện thói quen hạnh phúc trong từng giây phút, rèn luyện thói quen thành công trong từng việc. Và ăn một bữa cơm là một phương pháp, là một cơ hội tuyệt vời để học hỏi và thực hành triết lý căn bản về hạnh phúc và thành công
Tìm hiểu Khóa học Thực Dưỡng Căn Bản Online
Tìm hiểu thêm
Cách nấu cơm gạo lứt với các loại đậu đỗ