"Cân bằng axit và kiềm trong chế độ ăn qua các loại thực phẩm là chìa khóa cho cơ thể khỏe mạnh" là điều mà Segan Ishizuka và George Oshawa đã khám phá ra từ rất sớm.
Thực dưỡng lấy thực phẩm toàn phần và tươi ngon làm nền tảng. Trong đó, các loại ngũ cốc và một số loại đỗ như đỗ lăng là những thực phẩm tạo axit còn rau củ và hoa quả là những thực phẩm tạo kiềm. Nếu như chế độ ăn của bạn có quá nhiều thịt, cá và thực phẩm từ sữa thì bạn nên bổ sung rau củ và hoa quả để cân bằng axit - kiềm trong cơ thể. Đồ ăn vặt, thuốc lá và đồ uống chứa cồn cũng làm tăng axit trong môi trường cơ thể. Sagen Ishizuka khẳng định rằng chế độ ăn có quá nhiều thực phẩm tạo axit khiến sức khỏe yếu. Ăn nhiều thực phẩm tạo kiềm sẽ giúp cơ thể trữ khoáng chất. Khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều thực phẩm tạo axit thì lượng chất khoáng này sẽ giúp cân bằng lại môi trường. Có nhiều khoáng chất như phốt pho lấy trực tiếp từ trong xương nên có thể khiến xương bị yếu hoặc làm bệnh viêm khớp trầm trọng hơn. Chế độ ăn nhiều thực phẩm có tính axit được cho rằng cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư, đau đầu và làm giảm chức năng miễn dịch của cơ thể.
Không dễ để cân bằng môi trường trong cơ thể chính xác tuyệt đối, vậy nên có thể tạo một môi trường cân bằng tương đối bằng cách kiểm soát thực phẩm tạo axit và kiềm trong chế độ ăn hàng ngày. Trong khẩu phần ăn hàng ngày bắt buộc phải có 2 loại thực phẩm tạo kiềm và axit, lượng tiêu thụ 2 loại thực phẩm này cần tương đương nhau.
Bắt đầu thực đơn với lượng ngũ cốc và rau củ tương đương nhau, sau cân bằng thực phẩm tạo kiềm và axit khác. Ví dụ, nếu bạn ăn nhiều cá hơn thì cần giảm lượng ngũ cốc đi một chút và tăng thêm rau củ, hoa quả. Nếu bạn thích uống cà phê hoặc đồ uống chứa cồn thì hãy ăn thêm thực phẩm tạo kiềm.
Để tăng tính kiềm trong khẩu phần mỗi ngày hãy thử một số cách sau: nấu súp miso cùng các loại rau củ khác nhau hoặc rong biển; ăn kê nhiều hơn và ăn ít ngũ cốc đi; tráng miệng với dưa gang; dùng rau mùi như một loại rau; ăn đậu phụ thường xuyên hơn thay vì ăn các loại đỗ; uống trà bancha hoặc trà thảo mộc; nước ép rau củ hoặc hoa quả.
Khó để tạo ra một thực đơn cân bằng axit và kiềm một cách chính xác, bởi một số thực phẩm thay đổi tính axit hay kiềm do chịu tác động từ những yếu tố khác như môi trường trong cơ thể, sức khỏe hoặc hệ thống tiêu hóa. Ví dụ như chanh sẽ là thực phẩm tạo kiềm nếu môi trường cơ thể là kiềm hơn; khoai tây được biết đến như một trong những thực phẩm tạo kiềm (đặc biệt là khoai tây cắt càng nhỏ thì tính kiềm càng cao) nhưng nó sẽ tạo axit nếu tỷ lệ axit trong dạ dày thấp và tuyến giáp hoạt động bất thường.
Bảng dưới đây sẽ giúp bạn tự mình xác định được khẩu phần ăn phù hợp và cân bằng môi trường trong cơ thể: (Màu sắc tương ứng với mức độ axit hoặc kiềm)