Combo 3 túi gạo lứt đỏ
409 người đã mua
210.000 đ 4,5kg
để đặt mua
Bột gạo lứt nảy mầm
1.250 người đã mua
150.000 đ Bao 1 kg
để đặt mua
Combo 3 túi trà gạo lứt
477 người đã mua
230.000 đ 3 túi 700g
để đặt mua
Chương trình giảm cân ThinBody
160 người đã mua
500.000 đ người
để đặt mua
Ăn chay khỏe mạnh Mac Vegan
9 người đã mua
2.935.000 đ
để đặt mua
Đạo nấu ăn
3.948 người đã xem · Bình luận ·

Đạo nấu ăn

Đạo là một con đường, một con đường nhỏ và nói chung là con đường của sự thiết thực, rốt ráo và một phần khác mà lúc ban đầu chữ này được đặt ra do quá trình đi bộ. Vì vậy ta có thể nói rằng Đạo là con đường đã được biểu lộ của thiên nhiên, con đường mà con người phải đi.
Bạn quan tâm đến
NỘI DUNG CHI TIẾT

“Do” hay “Đạo” Là gì ?

Đạo là một ý niệm thiết yếu, do Lão Tử viết ra. Theo R. B. Blackney nó có nghĩa là một con đường, một con đường nhỏ và nói chung là con đường của sự thiết thực, rốt ráo và một phần khác mà lúc ban đầu chữ này được đặt ra do quá trình đi bộ. Vì vậy ta có thể nói rằng Đạo là con đường đã được biểu lộ của thiên nhiên, con đường mà con người phải đi.

Trong quyển sách George Ohsawa giải thích “Do” hay “Tao” hay “Đạo” như sau: Người ta không thể ngăn cách chiến tranh bằng vũ lực. Người ta chỉ có thể sử dụng cái đối nghịch lại với vũ lực là dùng sự phê phán tối cao. Đây là một nguyên lý của Nhu đạo, một ý niệm thống nhất của thế giới, hay nói cho đúng hơn của Vũ trụ.

Một sự phê phán như vậy gọi là Nhu đạo (Judo), Trà đạo (Chado), Kiếm đạo (Kendo), Hoa đạo (Kado), Y đạo (Ido) và tất cả các trường học đều chỉ rõ rằng những thứ này đều được căn cứ trên Đạo “Do”. Chúng chẳng là gì khác hơn là những con đường khác nhau, hướng về một mục đích chung nghĩa là một sự hiểu biết về trật tự tạo thành Vũ trụ, chìa khoá đến vương quốc Thế Giới. Như vậy trật tự của Vũ trụ là gì ? Tiên sinh giải thích trong một quyển sách “Trật tự Vũ trụ” - Trong Vũ trụ có trật tự, trật tự này được đặt tên là Đạo (Do) bởi những người Trung Quốc vĩ đại cách đây hàng ngàn năm.

Vì vậy, tất cả những trường học cổ truyền đều là Taiyo (đại dương). Tại đó môn sinh học, hiểu và thâu nhập các nguyên lý của trật tự vũ trụ và đem áp dụng những thứ đó vào đời sống hàng ngày, cố gắng hoàn tất một ý thức thẩm mỹ của vẻ đẹp Shibai và những giá trị đạo đức của sự khiêm tốn và nhún nhường.

Vì Đạo “do” là một nền giáo dục nhằm đạt đến sự phán đoán tối thượng, vẻ đẹp tột độ (Shibai) sự khiêm tốn và sự nhún nhường của đạo đức con người, nên nó không bao gồm kiến thức.

Thường thường các môn sinh (môn đồ) không có sách để học. Họ phải tập luyện và họ tìm thấy hay đạt đến cái đích rốt ráo kia. Ngay kể cả đối với môn nấu ăn thì cũng vậy. Trước kia không có một quyển sách nấu ăn nào ở Nhật cả. Các giáo sư ít khi dạy các phân lượng của các món nấu và những thứ gia vị. Vì vậy những môn sinh phải tự khám phá ra chúng. Đây là một cách tốt nhất về giáo dục vì làm như vậy môn sinh sẽ hiểu được cả kĩ thuật lẫn nguyên tắc. Nếu như người ta dạy cho họ các kiến thức thì các môn sinh chỉ học kĩ thuật mà không học được các nguyên tắc.


Học viên thực dưỡng đã rời nhà để sống một mình sau khi đã sống ở trung tâm Thực dưỡng vài tháng. Khi trở lại thăm viếng Trung tâm anh ta bảo rằng thức ăn của Trung tâm đã trở thành quá mặn và trở nên quá dương đối với anh ta và điều này khiến cho anh ta phải thường xuyênđi ra ngoài để ăn kem đá. Rất nhiều người Mỹ giống như anh này, đặc biệt là những người ăn nhiều thịt cá quá trước khi khởi sự ăn theo thực dưỡng Họ không thể ăn các thức ăn mặn hay các loại rau thuộc dương ngay cả khi mà các thức ăn không mặn đối với kẻ khác.Chẳng hạn như, nếu tôi ăn tại nhà một người thực dưỡng thì cách nấu nướng của họ thường rất kém, do ở chỗ họ sử dụng ít muối hơn là người ta thường dùng ở nhà tôi.

Có ba lý do khiến cho một vài người không thể ăn thức ăn mặn, hoặc thức ăn này có thể quá mặn đối với người này, lại không như vậy đối với người kia.

Lý do thứ nhất là có một vài người đã có độ muối cao trong thân thể, hoặc vì trước kia họ đã ăn quá nhiều thịt động vật.

Về điểm này môn sinh thực dưỡng Nhật đã khuyên nên dùng nấm mèo Nhật, hay rong tanh nấu với ít muối hay nấu nhạt, lẽ ra chúng ta phải cho anh chàng kia ăn rau không nêm tương đậu nành, khi anh lưu tại Trung tâm thực dưỡng, tuy nhiên anh ta không cho Trung tâm hay rằng anh ta thèm kem đá mà để mãi đến khi anh ta rời Trung tâm, mới cho chúng tôi biết.

Một lý do thứ hai có thể do thận yếu. Thận kiểm soát số lượng các khoáng chất trong cơ thể, đặc biệt là chất Sodium (Na).

Nếu như thận yếu thì chất Sodium thừa lưu hành trong máu và sẽ gây nên một sự kích thích các dây thần kinh giao cảm và có lúc sẽ gây nên sự đốt cháy các chức năng của tim, gan, thận và tuỵ tạng đưa đến một sự suy yếu, suy thoái, trì trệ và uể oải.

Lý do thứ ba khiến người ta không thể ăn các thức ăn mặn hay có thể cho rằng các thức ăn đó mặn mặc dầu nó không như vậy đối với kẻ khác, là một lý do tâm lý. Lý do thuộc sự phán đoán.

Khi mà sự suy thoái, trì trệ, thèm khát, uể oải và các triệu chứng khác xuất hiện thì một người ăn uống theo thực dưỡng thường cho rằng họ đang ăn những thức ăn quá mặn hay quá dương. Tuy nhiên điều này không luôn đúng sự thật.

Phần lớn các trường hợp cơ thể quá yếu để có thể thải bỏ các chất độc và các chất sodium dư. Trong lúc thận không thải bỏ được chất độc và muối thì những thứ này vẫn ở trong máu và trong các tế bào của thân thể và gây nên các phản ứng, hay những hậu quả tâm lý. Lúc bấy giờ một người nghĩ rằng họ đang ăn thức ăn quá dương và có thể thèm một vài thức ăn âm. Họ thường có khuynh hướng chê các thức ăn đã được nấu, ngay cả khi họ đã theo đuổi lối ăn kiêng trong nhiều năm. Giải pháp cho một trường hợp như vậy là rất khó khăn. Người ta có thể đâm ra thù ghét hay oán giận lối ăn thực dưỡng và có thể rời bỏ lối ăn này, cho rằng nó không hợp với họ.

Để tránh không cho một sự phiền hà, một sự khổ sở như vậy xảy ra, chúng ta phải hướng dẫn cẩn thận lối ăn dưỡng sinh. Một giải pháp cho điều này là đừng cho biết bất cứ một phân lượng nào của các vật liệu trong cách nấu ăn, để cho mỗi người có thể nấu theo thị hiếu và nhu cầu của họ. Như vậy khi một người nào đó phạm phải lỗi lầm thì họ không thể trách ai cả ngoài họ. Cách giáo dục này là Đạo. Nó là con đường nhanh nhất để cải thiện sự phán đoán của ta.

Vì rằng chúng ta phần lớn không được huấn luyện theo cách này, nên các bạn có thể tham khảo về phân lượng cho một vật liệu trong cách chế biến các món ăn trong quyển “Ăn uống theo phương pháp Ohsawa” của bà Diệu Hạnh. Nhưng các bạn phải đừng quan tâm đến các phân lượng đó nữa, sau khi đã thử làm theo cách đó một vài lần rồi để bạn có thể tự tìm lấy phân lượng thích hợp nhất cho bạn và gia đình bạn.

Nói tóm lại, dù bạn có làm món ăn một cách khéo léo đến mức nào đi nữa, thì bạn vẫn có một số người không ưa cách nấu ăn của bạn. Bạn phải hiểu rõ rằng một món ăn tốt cho người này có thể không ngon đối với người khác. Điều này có lúc làm cho ta như bị lừa.

Chúng ta có thể học một kỹ thuật nào đó khả dĩ thoả mãn được mọi người chăng ? Có một lối nấu ăn nào đó lại ngon và bổ cho tất cả mọi người chăng ? Câu trả lời rủi thay lại là không, bởi vì mọi vật đều khác nhau trong thế giới tương đối này. Như vậy thì cách nấu ăn tối ưu nhất là cách nấu ăn như thế nào ?

Khi ta biết mọi người và mọi vật đều khác nhau thì cách nấu ăn và dọn ăn bằng những vật liệu tốt nhất mà ta sẵn có trong phạm vi giới hạn không gian, thời gian và cách chế biến món ăn với sự khiêm tốn và nhún nhường là cách nấu tối ưu (tối hậu) - Shibai, Việc học tập một nghệ thuật như vậy là Đạo (Do). Người ta đã đạt đến một trạng thái nấu ăn khả dĩ vượt qua tất cả khó khăn trong đời sống và tạo nên một cuộc đời đầy hạnh phúc và tự do. Đó là Đạo nấu ăn hay Shòjin Ryòrido.

Tuỳ thuộc vào một cái gì bên ngoài mình là một lỗi lầm lớn thường kéo theo sự thất vọng, bực tức hay oán hờn. Chúng tôi viết điều đặc biệt này dành cho các bạn vì thường có những sự hiểu sai về vấn đề vừa nói trên.

Đừng có trông cậy vào bữa ăn thực dưỡng  giải quyết các vấn đề khó khăn của bạn, để làm cho bạn sung sướng hay nhận thức được bản ngã thực sự của bạn. Tuy nhiên đối với người phấn đấu để tạo nên hạnh phúc cho mình thì lại là chuyện khác.

Có nhiều người đã chữa lành bệnh hay đã giải quyết được các vấn đề của họ, đã trở thành những người có cuộc đời sung sướng hơn, tuy vậy đã thôi không ăn theo lối thực dưỡng nữa. Phần lớn người ta khởi ăn theo thực dưỡng vì sự đau đớn khổ sở của họ. Tuy nhiên họ thường hay quên sự đau đớn hay khổ sở của họ khi họ cảm thấy bình thường rồi. Một người có lòng biết ơn và có tính nhún nhường là một người sung sướng. Vì vậy, người này rất sung sướng để tiếp tục ăn theo lối thực dưỡng. Người không có sự biết ơn là người khổ sở, ngay cả nếu như họ không còn đau ốm nữa. Cũng vì vậy mà họ không tiếp tục ăn theo thực dưỡng.

Muốn sung sướng và có được sự biết ơn và có sự nhún nhường bạn không được mệt mỏi, bạn phải ngủ ngon, ăn ngon, có trí nhớ tốt và sắc mặt tươi tắn, trực giác linh mẫn. Nói một cách khác, có một vài điểm then chốt nào đó tồn tại trong đời sống của chúng ta gây ra sự chuyển biến từ những cảm giác khổ sở (thiếu sự biết ơn và nhún nhường) đến những cảm giác sung sướng (biết ơn và nhún nhường). Về việc tìm ra điểm then chốt ấy như thế nào, khi nào và ở đâu thì đó là một vấn đề cá nhân. Điều này tồn tại ngoài sự mô tả, ngoài các thức ăn và ngoài các kỹ thuật nấu nướng hay thậm chí ngoài các kĩ thuật thiền định. Tuy nhiên chìa khóa cá nhân bạn dùng phải được thay đổi để hợp với ổ khoá của bạn. Vấn đề khám phá ra chìa khoá này xin để nhường phần cho mỗi người trong số các bạn.

108 món ăn chay bổ dưỡng, Phạm Thị Ngọc Trâm

Hỗ trợ nhanh
HN 0988 33 70 89
HCM1 0975 936 397
HCM2 0166 296 3507
0243 8543 644
8h - 21h tất cả các ngày
Kết bạn với Như Châu
Như Châu
Ta có thể làm những điều lớn lao! Đúng vậy, nhưng ngoài ra ta còn có thể làm những điều nhỏ nhoi với tình yêu lớn!

 
Khóa học: Nấu ăn Thực Dưỡng cho Gia Đình
0 người đã mua
1.800.000 đ
để đặt mua
Khóa học: Nấu ăn thực dưỡng gia đình (Online)
0 người đã mua
490.000 đ 1
để đặt mua
Nhiều người xem
Gạo lứt đỏ tươi
59.806 người đã xem
Vừng rang sẵn
24.185 người đã xem
Rong biển rang mè
23.852 người đã xem