Những ngày gần Tết, người dân bận rộn với mua sắm, từ những sản phẩm gia dụng, quà tết đến thực phẩm dự trữ cho thời gian nghỉ Tết. Tuy nhiên, chất lượng thực phẩm lại là mối lo ngại cho nhiều gia đình Việt Nam. Rất nhiều ca ngộ độc thực phẩm xảy ra vào dịp Tết, không chỉ ảnh hưởng đến không khí đón Tết mà còn gây tổn hại đến sức khỏe, thậm chí có những ca tử vong vì ngộ độc thực phẩm. Vậy, ngộ độc thực phẩm là gì, ăn uống ngày Tết như thế nào để phòng tránh ngộ độc và điều trị ngộ độc thực phẩm như thế nào. Hãy cùng Gaolut.vn tìm hiểu nhé!
VÌ ĐÂU BỊ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
1. Mua và dự trữ quá nhiều thực phẩm, rượu bia ví dụ; các loại thịt giò, chả, nem, các loại thuỷ, hải sản, các loại bánh: bánh chưng, bánh ngọt, kẹo, mứt. Sẽ khó khăn về an toàn vệ sinh thực phẩm trong việc bảo quản sử dụng đặc biệt các thực phẩm đã chế biến sẵn.
2. Ăn nhiều loại thực phẩm, uống nhiều loại rượu, bia trong một ngày (nồng độ rượu > 100mg/dl máu), mất cân bằng các chất dinh dưỡng
3. Thực phẩm không được kiểm soát và không đảm bảo vệ sinh an toàn (không rõ nguồn gốc, rượu giả, có thể nhiễm khuẩn chiếm (50%), nhiễm hoá chất bảo vệ và bảo quản (25%), độc tố có sẵn trong thực phẩm (25%) là những yếu tố gây độc cho cơ thể ngay tức khắc hoặc từ từ về sau).
4. Thời tiết thay đổi lạnh quá ở người có tuổi (>50 tuổi) dễ bị viêm phổi, tăng huyết áp, đột quỵ. Nếu nóng quá ngộ độc thực phẩm thường do thức ăn ôi thiu, nhiễm khuẩn.
TRIỆU CHỨNG
a. Nôn, buồn nôn, đầy bụng, đau bụng, ỉa chẩy hay ỉa máu.
b. Khát nước, đái ít, mệt lả, yếu cơ, sốt hay không sốt.
c. Biểu hiện thần kinh cơ (do các độc tố, nội độc tố vi khuẩn, yếu cơ, liệt cơ, lơ mơ, co giật, hôn mê, suy hô hấp).
d. Biểu hiện tuần hoàn: mạch nhanh, rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp.
e. Biểu hiện suy gan, suy thận (các độc tố: nấm độc, mật cá chắm).
- Vàng da, vàng mắt, nước tiểu thẫm màu, đau vùng gan, đái ít hay vô niệu.
ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM TẠI NHÀ
Trong trường hợp người bệnh bị ngộ độc thực phẩm nhẹ có thể áp dụng những phương pháp Thực dưỡng sau:
- Ngậm mơ muối, hoặc ăn mơ muối (bỏ hột), hoặc dầm mơ muối với nước ấm để uống (tuyệt đối không thêm đường)
- Uống nước trà gạo rang
- Nhai trực tiếp trà gạo rang
- Khuấy bột sắn dây trong nước rồi đem nấu trong
- Đem bột gạo lứt nảy mầm rang trên bếp đến khi chuyển màu nâu sẫm. Pha cùng nước ấm rồi đem uống.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM NGÀY TẾT
+ Không nên ăn quá no, uống quá nhiều trong một bữa và trong cả ngày
+ Không nên chế biến nhiều thực phẩm, để tủ lạnh lâu và nấu lại nhiều lần.
+ Không nên ăn nhiều thịt, loại TP rán, chiên có nhiều mỡ dầu, hạn chế TP có đường ngọt.
+ Không nên uống nhiều loại nước ngọt, hạn chế tối đa uống rượu và bia.
+ Thức ăn cần nấu chín, hạn chế rau sống
+ Tránh lạnh, giữ sinh hoạt ngủ và ăn điều độ
Chúc mọi người thưởng thức tuần lễ Tết vui vẻ, khoẻ mạnh và không bị ngộ độc thực phẩm.
Hồng Nhung (tổng hợp)