Combo 3 túi gạo lứt đỏ
409 người đã mua
210.000 đ 4,5kg
để đặt mua
Bột gạo lứt nảy mầm
1.250 người đã mua
150.000 đ Bao 1 kg
để đặt mua
Combo 3 túi trà gạo lứt
477 người đã mua
230.000 đ 3 túi 700g
để đặt mua
Chương trình giảm cân ThinBody
160 người đã mua
500.000 đ người
để đặt mua
Ăn chay khỏe mạnh Mac Vegan
9 người đã mua
2.935.000 đ
để đặt mua
Những bí quyết trong quá trình sinh nở
5.147 người đã xem · Bình luận ·

Những bí quyết trong quá trình sinh nở

Bí quyết giúp bạn có vượt cạn dễ dàng và có sức khỏe tốt sau sinh.
NỘI DUNG CHI TIẾT

Sinh con
a. Cần tham gia các lớp giáo dục về sinh sản đế có kinh nghiệm càng nhiều càng tốt.
b. Các kỹ thuật thở và thư giãn khác nhau cần được tập luyện trước khi sinh sẽ giúp ích rất nhiều cho mẹ trong quá trình chuyển dạ.
c. Chuẩn bị đầy đủ trước khi chuyển dạ là điều quan trọng để bạn không phải bỡ ngỡ khi thiếu thốn các vật dụng cho bé và mẹ.
d. Tranh thủ tình yêu thương, thời gian và những kinh nghiệm quan trọng giữa những người thân trong gia đình. Nên bỏ qua tất cả các hiềm khích, chính sự ham học hỏi, khiêm nhường, tình yêu và sự hiểu biết của bạn thông qua giao tiếp sẽ giúp các thành viên xích lại gần nhau, cảm thông và ủng hộ bạn trong quá trình sinh con và chăm sóc bé sau này.

Có một vài lưu ý cần có bạn có thể chưa tìm thấy trong sách vở:
1. Thỉnh thoảng có một số cơn co bóp dạ con trong quá trình mang thai gọi là Braxton Hicks(chuyển dạ giả) thường xuất hiện bắt đầu tháng thứ năm, nhưng đó không phải là dấu hiệu của cơn đau đẻ. Nếu nó xuất hiện với cường độ thưa và không tăng dần thì đó không phải là mối nguy hại.
2.Trong quá trình chuyển dạ, nên có một người mà mình tin cậy và có nhiều kinh nghiệm, gan dạ nhất có thể giúp ích cho bạn. Một người chồng vụng về nhiều khi không giúp cho bạn bằng người dì ruột, dì ấy có thể làm chỗ tựa vững chắc cho bạn trong cơn đau tột cùng ấy. Xoa bóp đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn này. Khi cơn chuyển dạ đến, cường độ ngày càng tăng, đầu óc bạn trở nên quay cuồng trong cơn đau; điều quan trọng bạn cần nhớ là phải giữ sức cho thời điểm quyết định. Hãy tiết kiệm từng hơi thở. Khi bắt đầu có cơn co, cần phải tranh thủ đi lại thật nhiều nếu có ai đó bên cạnh để dìu thì tốt hơn. Tư thế đứng luôn tốt cho chuyển dạ hơn là tư thế nằm, dù có hơi mỏi chân chút. Khi các cơn co trở nên dồn dập hơn bạn cần để ý nhiều hơn đến hơi thở, cố gắng thở càng nhiều càng tốt; khoãng cách giữa 1 cơn co, bạn cần tranh thủ uống thêm một chút nước gạo rang hay trà.. để dưỡng sức. Lúc này không phải là lúc kêu rên, la hét hay quát mắng hãy tập trung cao độ vào hơi thở. 

Khi tử cung đã mở tối đa để cho bé ra đời, chỉ cần lên bàn đẻ, phối hợp thật tốt theo hướng dẫn của bác sĩ để có thể rặn đúng nhịp của cơn co; nhiều phụ nữ chỉ cần 2-3 lần là có thể thấy đầu của em bé. Lúc này chỉ cần 1 hơi nữa là em bé ra đời, cần chú ý lời hướng dẫn của bác sỹ để bạn không phải cố gắng quá nhiều, điều đó có thể gây rách sâu và khó khăn khi bác sỹ khâu lại. Thông thường bác sỹ cũng giúp sản phụ rạch một chút để em bé ra đời nhanh hơn. 
Vì vậy một em bé khoãng từ 2,8kg đến 3,2 kg thì tốt hơn rất nhiều so với 1 em bé 3,5kg ra đời. Người Nhật thường khống chế không cho người mẹ và thai nhi tăng cân quá nhiều để dễ dàng trong khâu chuyển dạ cũng như tránh tình trạng tiểu đường hoặc béo phì ở bà mẹ và trẻ em sau sinh.

Những thay đổi ở bà mẹ sau sinh
1.Cơ thể bước ra khỏi thời kỳ làm việc vất vả. Trong quá trình chuyển dạ, thân nhiệt và nhiệt lượng tăng lên đáng kể, sau khi đẻ xong đột ngột hạ nhiệt xuống và khô ráo dần.
2.Cơn đau co bóp dạ con bắt đầu. Đó là sự co bóp để đóng lại các mạch máu đầu cuối đang bị hở của vách tử cung, giúp cho ngăn chặn hiện tượng mất máu quá nhiều. Cơn đau này kéo dài từ 2-4 ngày và mạnh hơn ở lần sinh thứ hai.
3.Xuất hiện những cơn run rẩy tay chân và toàn thân. Lúc cơ thể đang lập lại trạng thái cân bằng sau khi đã làm một việc quá nặng nhọc, đòi hỏi cung cấp nhiệt lượng cho cơ thể.
4.Phần lớn phụ nữ đào thải các sản dịch trong vòng 4-6 tuần. Kinh nguyệt có thể thấy lại sau 6 tuần hoặc 6 tháng sau khi sinh. Có phụ nữ sớm hơn hoặc muộn hơn rất nhiều, bản thân tôi khi cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ đến khi cai sữa hoàn toàn thì kinh nguyệt mới có lại ở tháng thứ 14. Tuy nhiên khi chưa có kinh nguyệt thì không phải hoàn toàn là tránh thai, các bà mẹ cần lưu ý vấn đề này.
5.Chỉ cần 3 ngày sau sinh, người mẹ sẽ có sữa non để nuôi con. Cần lưu ý thời điểm sữa về để tránh tình trạng bị tắc sữa. Một bí quyết quan trọng là sau 2 ngày, cần chuẩn bị một ít men bia bóp nhẹ tán nhuyễn với rượu trắng để xoa lên 2 bầu ngực, chừa núm lại. Để khoãng 30 phút, sau đó dùng khăn phủi sạch đi. Tiếp theo nấu một nồi xôi nếp có hành củ, rất nhiều hành để nóng và khi đang còn nóng, đăp lên hai bầu vú để làm lưu thông các tia sữa, khi phát hiện có bất kì tia sữa nào bị đóng cục, cần xoa bóp nhẹ nhàng để làm lưu thông nó. Một khi lượng sữa lớn cho bé bú mẹ về  mà không lưu thông sẽ gây ra tình trạng tắc tia sữa, vậy nên cần chuẩn bị cẩn thận trước lúc đó.

6.Sự thay đổi đột ngột xuất hiện sau khi sinh con thật là đột ngột và gây ấn tượng sâu sắc, tuy nhiên sau 3 tháng bạn sẽ trở lại tình trạng như ban đầu. Sự phấn khích, hồ hởi thường bao trùm cả gia đình bạn, đặc biệt những người phụ nữ ăn thực dưỡng cảm thấy lấy lại sức khỏe rất nhanh chóng qua từng ngày, thậm chí chỉ sau mấy ngày sau sinh họ rất thích được hoạt động đi lại và dọn dẹp nhà cửa. Tuy nhiên cần nghĩ ngơi hoàn toàn từ 7- 10 ngày đầu sau khi sinh con. Giai đoạn nghĩ ngơi này giúp cho bạn có được lượng sữa thích hợp để cho con bú. Càng ngủ nhiều và càng thư giãn tốt bạn sẽ có nhiều sữa hơn. Tuy nhiên, bạn đừng nghĩ mình không đủ sữa, cơ chế tự nhiên là nếu con bạn bú nhiều thì sữa sẽ tiết ra nhiều, và kích thích bạn ăn nhiều hơn, vậy cho bé bú bất cứ khi nào có thể. Người mẹ nên tập dần các tư thế cho bé bú để không bị ngồi nhiều hay đau lưng sau này, tư thế nằm rất ổn nếu có một cái gối để đặt bé lên nếu trẻ còn quá bé.
7.Ăn uống cho người mẹ: Sau 24 giờ đầu tiên sau khi sinh thì nên ăn đơn giản:
Ăn các thực phẩm dễ tiêu như bột gạo lứt rang, súp miso rong biển, rau hấp hay xào mềm, cháo gạo lứt hầm nhừ loãng. Sau đó thì trở lại bữa ăn thường ngày. Những bữa ăn nhẹ nhiều lần sẽ tốt hơn là ăn ba bữa thật no mỗi ngày.
8.Nếu bị bạn bị táo bón, trạng thái này không thường xảy ra đối với bà mẹ thực dưỡng, bạn có thể dùng ít muối, cải bắp và chè đỗ đen nên dùng trong lúc này.
9.Khi vết thương đã lành lặn trở lại, sản dịch cũng đã hết, bạn nên lau người mà ngâm mông bằng lá cải để thải loại các chất cặn bã còn ứ đọng trong dịch âm đạo và tử cung. Thời gian có thể nhúng nước trở lại tùy phong tục của mỗi vùng, tuy nhiên nếu nhúng nước quá sớm người mẹ sẽ dễ bị lạnh tay, lạnh chân sau này. Nên kiêng nước trong 1 tháng thì tốt hơn. Nên bắt đầu việc tắm bằng  cách xông toàn thân bằng lá và sau đó lấy nước lá để tắm.

 

Hỗ trợ nhanh
HN 0988 33 70 89
HCM1 0975 936 397
HCM2 0166 296 3507
0243 8543 644
8h - 21h tất cả các ngày
Kết bạn với Như Châu
Như Châu
Thực dưỡng không phải chỉ là ăn uống. Thực dưỡng là phương pháp chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần

 
Nhiều người xem
Gạo lứt đỏ tươi
59.478 người đã xem
Vừng rang sẵn
24.030 người đã xem
Chuẩn bị mang thai
3.131 người đã xem