VÌ SAO NÊN ĂN ÍT LÀM NHIỀU ĐỂ KHỎE MẠNH VÀ ÍT BỆNH
“Người ăn
nhiều không thể ăn được khi bắt đầu bị ốm. Người ăn ít hiếm khi bị bệnh. Ngay cả khi
bị bệnh người đó cũng không bị chán ăn. Kẻ ăn nhiều, đã ăn hết lượng thực phẩm
trời cho ăn từ khi mới sinh nên mặc dù còn sống nhưng đã không còn của để ăn.
Kẻ đó sẽ phải chịu dai dẳng và chết trong đói khát và đau đớn. Vì người ăn ít
đã dâng tặng thực phẩm và đức hạnh của mình lên Trời Đất, nên người đó có thể
kéo dài cuộc sống của mình quá giới hạn mà số mệnh đã định, vì nguồn cung thức
ăn của người đó vẫn còn. Đó là lý do vì sao cuộc đời của y kéo dài. Đó là trật
tự của tự nhiên. Nếu nguồn cung cấp thức ăn cuộc đời bạn chấm dứt, cuộc đời bạn
sẽ tự động chấm dứt. Nhưng nếu thức ăn vẫn còn đó, sự sống lại tự động tiếp
diễn. Do đó người ăn ít không bị đau đớn khi chết, cũng không bị bệnh nặng kéo
dài. Nhưng người ăn ít sẽ bị ốm nếu ăn uống không điều độ và đúng bữa. Kẻ ăn nhiều
không thể ăn được khi căn bệnh ập đến, bởi dạ dày của y lúc nào cũng đầy. Kẻ ăn
ít do bụng không đầy nên có thể ăn khi ốm và đương nhiên không phát bệnh trầm
trọng”
NHÀ NHÂN
TƯỚNG HỌC: NAMBOKU MIZUNO
NGUỒN: THỨC ĂN
QUYẾT ĐỊNH SỐ PHẬN
Bình luận
Chúng ta
chia ra 4 trường hợp, ăn ít – khỏe, ăn ít
- bệnh, ăn nhiều – khỏe, ăn nhiều – bệnh
Ăn ít –
Khỏe
Thường
người ăn ít sẽ khỏe vì họ tiết kiệm được thực phẩm và phước báu đã tích lũy.
Giống như một người được định mức tiêu 50,000 đ/ ngày, trong một tháng 30 ngày
chỉ được tiêu 1.500.000. Xong nếu mỗi ngày anh ta tiêu vượt mức lên 70,000 –
80,000 đ/ ngày thì chắc chắn chưa đến 30 ngày đã thiếu thốn, khó khăn. Còn
ngược lại nếu tiêu ít hơn số lượng cho phép thì càng ngày sẽ càng dư dả và để
dành ra nhiều hơn. Đây là góc nhìn về
thực phẩm và phước báu
Góc nhìn
về âm dương như sau, khi ăn ít – bụng trống, thì dương khí sẽ được thu vào. Bạn thử nghiệm bữa tối không ăn thì sáng sẽ dậy sớm, người minh mẫn, và như vậy ăn
sẽ ngon miệng vào bữa sáng. Khí bù vào chỗ trống rỗng, vì vậy khi nhịn ăn và
bớt ăn thì dương khí, vận may, sức khỏe, thành công sẽ đến. Nếu bụng đầy thực
phẩm thì không có chỗ cho khí lưu thông. Nếu những người béo, ăn nhiều, bụng
phệ, to thường sẽ chậm chạp, trí tuệ sẽ lui sụt. Trong khi người bụng phẳng, ăn
ít sẽ nhanh nhẹn, trí tuệ minh mẫn. Nhưng cực đoan, nhịn ăn, gầy lép thì thành
trường hợp bệnh do gầy, thiếu chất là trường hợp khác. Trường hợp này là không
đủ phước, không đủ điều kiện để được ăn, khác với người được quyền ăn nhưng
không ăn và để dành. Hai trường hợp khác nhau về bản chất.
Góc nhìn về khoa học, khi ăn ít vào bữa tối thì hệ tiêu hóa sẽ được nghỉ ngơi sau 1 ngày làm việc vất vả, nó không còn phải nhai nuốt. Mọi bệnh tật bắt đầu từ khâu ăn uống, và bộ máy phải xử lý mọi thể loại thực phẩm được cho vào là hệ tiêu hóa. Và đây là nguyên nhân đầu tiên, và vị trí đầu tiên bị hư hỏng, sai lệch trong hệ thống của con người.
Nhóm 2: Ăn ít – Bệnh
Trường hợp này thường bệnh do nguyên nhân về khí và tâm. Thường là người sống ở môi trường không tốt, tâm lý mệt mỏi chán trường sinh bệnh. Khi xét về bệnh thì có 4 nguyên nhân gây nên:
1. Thực phẩm
2. Khí – dưỡng khí, môi trường khí, hay sự vận động của khí trong người, còn gọi là hệ thống kinh mạch trong cơ thể
3.Tâm – tinh thần, suy nghĩ, cảm xúc, tư tưởng có điều gì đó bế tắc, buồn tẻ, chán nản.
4.Nghiệp, những gì đã xảy ra trong quá
khứ và bây giờ ảnh hưởng lên, nguyên nhân đã được gieo và bây giờ kết quả xuất
hiện. Tuy nhiên ăn ít thì bệnh sẽ nhanh thuyên giảm hơn, ngoài ra thì cơ thể sẽ
chóng phục hồi hơn là ăn nhiều. Nhưng không nên tuyệt đối không ăn hoặc chỉ
nhịn ăn trong một giai đoạn nhất định cho đến khi cơ thể còn chấp nhận được,
hoặc nhịn ăn nhưng tinh thần, tư tưởng phải thấy hạnh phúc, vui sướng.
Trong
trường hợp có bệnh thì nên tập trung vào luyện tâm, cầu nguyện, thiền định,
thay đổi môi trường sống trong sạch, thanh tĩnh hơn, ngoài ra nên phóng sinh,
tích lũy công đức , thực hiện các thiện hạnh
Nhóm 3: Ăn nhiều – Khỏe
Ăn nhiều
xong lại làm việc nhiều, lao động chân tay, tập luyện thường xuyên, đặc biệt là
những người lao động giúp ích cho người khác. Ăn nhiều thì cần tạo nhiều việc
làm, để đảm bảo được tiêu hao và sử dụng năng lượng, thực phẩm tương xứng.
Giống như bạn tiêu nhiều tiền, xong bạn lại kiếm được nhiều tiền thì bạn không
bị gặp vấn đề về tiền. Vậy người sử dụng nhiều thực phẩm, hoặc thực phẩm đắt
tiền, chất lượng thì họ phải làm những việc lợi ích cho nhiều người, tương xứng
với gì họ được nhận để giữ gìn được phước báu lâu dài.
Nhóm 4: Ăn nhiều – Bệnh
Đây là lúc xuất hiện các vấn đề do ăn nhiều, như béo phì, thừa cân, các bệnh về rối loạn chuyển hóa, như tiểu đường xuất hiện. Người bệnh cần giảm khẩu phần ăn lại, tăng cường tập luyện, làm nhiều việc thiện hạnh. Quan trọng nhất là giữ được niềm tin về sức khỏe sẽ hồi phục trở lại và có những biện pháp cụ thể để thực hành, rèn luyện đúng đắn. Bên cạnh tập luyện cần ăn uống đúng cách, giảm khẩu phần ăn, ăn đơn giản, ăn ít món lại, nhai thật kỹ thực phẩm, chọn các thực phẩm ngũ cốc toàn phần để vừa đảm bảo dinh dưỡng và khả năng hấp thu cao của cơ thể.
Kết luận
Ưu việt:
ăn ít – khỏe mạnh, người ăn ít, tiêu thụ ít những làm được nhiều lợi ích cho
cuộc đời, sẽ khỏe mạnh, trường thọ, ít bệnh tật, sống vui vẻ, viên mãn, đạt
được những thành công mà mình mong muốn.
Đúng: Ăn nhiều- khỏe, người làm nhiều, tiêu nhiều. Về lâu dài sẽ có nguy cơ, do cơ thể phải tiêu thụ quá nhiều thực phẩm, lâu dài dẫn đến bệnh tật. Quan trọng là vẫn phải quay lại chế độ đầu, làm sao kiệm được thực phẩm, kiệm được phước đồng thời tích lũy được thêm phước báu, các thiện hạnh.
Sai: Ăn ít – Bệnh, cần xem lại lối sống, suy nghĩ, tâm lý, nhân quả nhiều việc đã từng làm. Cần phóng sinh, tu tập, tích lũy công đức để chuyển các nghiệp. Ví dụ do giết hại chúng sinh nhiều trước đây, bây giờ chúng quay lại để trả thù, do đó cần thực hành các pháp về bồ đề tâm, tình yêu thương để chuyển hóa các nghiệp này. Đồng thời vẫn giữ chế độ ăn đơn giản, đạm bạc, thanh tịnh.
Sai lầm: Ăn nhiều – Bệnh đây là lúc cần phải chỉnh lại chế độ ăn ngày, Học cách ăn đúng, đủ và khiêm tốn để đảm bảo duy trì được phước đức, tịnh hóa được nghiệp bất thiện và giữ tâm học hỏi, khiêm cung để mở lòng học hỏi các biện pháp giúp thay đổi về thể chất, tinh thần.
Trị bệnh tật gốc
Hồi phục sức khỏe
Tăng trưởng Hạnh phúc
Phát triển trí tuệ
Ba khóa học giúp bạn từng bước hiểu và thực hành thực dưỡng
1. Bắt đầu: Thực dưỡng căn bản online