Bạn có biết: Mè đen thường được dùng trong các bài thuốc chữa các chứng: tóc bạc sớm, suy nhược sau cơn bệnh, ho khan, thiếu sữa sau khi sinh, ung nhọt, suy nhược cơ thể?
Trong mè đen chứa 60% dầu, các acid béo trong dầu phần nhiều là những acid béo không bão hòa như acid linoleic, acid palmitic… Hàm lượng protid trong mè cũng khá cao, gần bằng với đậu đỏ, kịp thời bổ sung chất protid cần thiết cho đại não và hệ thống thần kinh. Bởi chất protid có tác dụng quan trọng đối với não, chất protid hầu như chiếm phân nửa cân nặng của não, cho nên cần bổ sung protid kịp thời, nếu không chức năng hoạt động của đại não sẽ bị ảnh hưởng. Mè còn chứa các chất như sesamin, sesamolin, lipophosphor, vitamin B1, E, sắt, phosphor, canxi… Nghiên cứu khoa học cho thấy acid linoleic là chất quan trọng trong tổ chức các tế bào đại não, nó nuôi dưỡng tế bào não, xúc tiến các chuyển hóa của tế bào não, từ đó nâng cao chức năng của não.
Ngoài ra, chè mè đen còn có công hiệu cường tráng thân thể, bổ thận dưỡng phổi, làm tóc đen mượt, óng ả, nhuận trường, chống táo bón, từ đó góp phần giữ gìn nhan sắc… Cho nên, có thể nói chè mè đen không chỉ bổ não, mà còn là món ăn dinh dưỡng nhiều chức năng.
Nấu chè mè đen dễ không? - Vô cùng dễ! Chỉ đơn giản với bơ vừng đen, bột sắn dây và đường là bạn đã có thể nấu được bát chè mè đen chí mà phù rồi đó!
Bạn cần:
Bơ vừng đen: 100g Bột sắn dây: 25g |
Đường nâu: 30g Nước: 550ml |
|
(Nguyên liệu cho 4- 5 bát chè) |
Làm như sau:
1. Cho nước vào nồi. Khuấy tan bơ vừng trong nước. (Nếu bơ vừng đặc khó tan trong nước thì bạn dùng thìa đánh đều bơ vừng trong nước để khi nấu không bị vón cục)
2. Hòa tan bột sắn dây với một ít nước trong bát nhỏ.
3. Trộn nước khuấy bột sắn dây vào trong nồi mè đen
4. Nấu ở nhiệt độ vừa phải. Liên tục dùng đũa hoặc thìa khuấy đều. Khi thấy chè trong nồi sánh quyện lại là chè đã được.
Múc chè ra bát nhỏ và thưởng thức thôi nào!
Gạo lứt Như Châu thực hiện