Tình trạng của tâm trí ta trong lúc ăn quan trọng hơn ta tưởng nhiều. Thức ăn ảnh hưởng đến bạn một cách khác nhau nếu như bạn ăn một cách vui vẻ, ăn trong hạnh phúc, hay là bạn ăn trong buồn rầu và lo lắng.
Nếu bạn ăn trong một tâm trạng lo lắng, thế thì ngay cả những thức ăn tốt nhất cũng sẽ có tác dụng có hại. Và nếu như bạn ăn với sự vui sướng thì đôi khi ngay cả chất độc có lẽ cũng không thể có tác động xấu lên bạn một cách hoàn toàn. Điều này là rất có thể. Vì thế, bạn ăn trong tình trạng tâm trí như thế nào mới là quan trọng.
Tại Liên Xô, có một nhà tâm lý học vĩ đại là Pavlop. Ông ta làm một số thí nghiệm trên thú vật và đã đi đến những kết luận rất đáng ngạc nhiên. Ông ta thí nghiệm trên một số chó mèo. Ông cho mèo ăn và rồi theo dõi qua máy X quang để xem những gì xảy ra trong dạ dày con mèo sau khi cho nó ăn. Khi thức ăn vào đến dạ dày, ngay lập tức dạ dày tiết ra các thứ dịch tiêu hóa. Cùng lúc đó, người ta đem tới một con chó đặt lên ở cửa sổ căn phòng nơi có con mèo. Khi chó sủa, con mèo trở nên sợ hãi và màn hình X quang cho thấy sự tiết dịch tiêu hóa bên trong bị ngưng hẳn. Dạ dày đóng lại. Nó co lại. Rồi người ta đem con chó đi khỏi, thế nhưng sau 6 giờ tiếp theo, dạ dày vẫn trong tình trạng cũ. Quá trình tiêu hóa thức ăn không thể khởi đầu trở lại, và thức ăn vẫn không được tiêu hóa trong dạ dày trong suốt 6 giờ. Sau 6 giờ sau, khi dạ dày bắt đầu tiết dịch tiêu hóa trở lại thì thức ăn đã không còn ở trong tình trạng có thể tiêu hóa được nữa, nó đã trở nên đặc và khó tiêu hơn.
Khi tâm trí con mèo lo lắng và căng thẳng vì sự có mặt của con chó, dạ dày sẽ ngưng làm cái công việc của nó. Thế còn tình trạng của ta ra sao? Chúng ta sống trong lo lắng cả 24 giờ trong một ngày. Quả là kỳ diệu vì làm thế nào mà thực phẩm ta ăn vào vẫn được tiêu hóa, làm thế nào mà sự sinh tồn vẫn quản lý nó thay cho ta! Chúng ta không có ý định để tiêu hóa nó. Thật quả là kỳ diệu vì làm thế nào mà thức ăn vẫn được tiêu hóa. Và làm thế nào mà ta vẫn còn tồn tại được. Đây cũng là điều kỳ diệu nữa! Tình trạng tâm trí của ta phải thấy biết ơn và cảm thấy hạnh phúc.
Nhưng trong căn hộ của ta, bàn ăn tối ở trong tình trạng ảm đạm nhất. Người vợ chờ cả ngày để đợi chồng về nhà ăn tối và rồi tất cả những cảm xúc bệnh hoạn mà bà ta thu thập trong hai mươi bốn giờ bùng nổ ra ngay khi người chồng sắp bắt đầu ăn. Bà ta không biết rằng bà ta đang làm công việc của một kẻ thù. Bà không biết rằng bà đang dọn chất độc lên đĩa ăn cho chồng.
Người chồng cũng căng thẳng và lo lắng sau cả ngày làm việc – ông ta tọng đại thức ăn vào bụng rồi rời bàn ăn. Ông ta chẳng có ý niệm gì về cái hành động mà ông ta vừa hoàn tất một cách vội vã rồi vội vã bỏ đi mà đáng lẽ ra, phải nên là một hành động của một người cầu nguyện. Đó không phải là một hành động mà người ta có thể tiến hành một cách vội vã. Người ta nên làm việc đó theo cách thức giống như là một người đang bước vào đền thờ, hoặc giống như người đang quỳ gối cầu nguyện, hoặc như là ai đó đang ngồi chơi đàn, hoặc như ai đó đang hát cho người mình yêu. Hành động ăn này thậm chí còn quan trọng hơn nữa: ông ta đang cung cấp thực phẩm vào cơ thể. Người ta phải nên làm điều này trong một tình trạng hạnh phúc bao la.
Việc ăn uống đấy phải nên là một hành động của yêu thương và cầu nguyện
Một người mà càng có thể dùng bữa của mình một cách hạnh phúc , vui vẻ và thư giãn, thế thì thực phẩm của anh ta ăn vào càng bắt đầu trở nên thứ thực phẩm phù hợp.
Một chế độ ăn nóng nảy không chỉ có nghĩa là ai đó, ăn thứ thực phẩm không phải đồ chay. Khi ăn với sự giận dữ thì đó cũng là một chế độ ăn nóng nảy. Cả hai điều này đều là hung bạo. Khi ăn trong sự giận dữ, ăn trong sự chịu đựng, ăn trong lo lắng, thì con người cũng đang ăn một cách nóng nảy. Hắn không hề nhận biết rằng cũng hệt như hắn ta hung bạo khi ăn thịt ai khác, thế nên khi thịt da anh ta bên trong bừng cháy vì giận dữ và lo lắng, thế thì sự hung bạo cũng có mặt ở đó. Thế thì thực phẩm anh ta đang ăn vào không thể nào không nóng nảy cho được.
Mặt khác của một chế độ ăn phù hợp, đó là bạn nên ăn trong một trạng thái rất an bình, vui vẻ. Nếu bạn không đang ở trng tình trạng như thế, tốt hơn hãy nên chờ một lát, đừng vội vã ăn ngay cho tới khi nào bạn cảm thấy được như thế. Khi tâm trí đã hoàn toàn sẵn sàng, chỉ khi đó bạn mới nên ăn. Vậy thì tâm trí có thể vẫn còn chưa được sẵn sàng trong bao nhiêu lâu? Nếu bạn có đủ tỉnh thức để chờ đợi thì nhiều nhất nó có thể nhịn đói trong một ngày – nhưng ta không hề trở thành một quá trình máy móc hoàn toàn. Người ta phải đưa thức ăn vào cơ thể và rồi rời khỏi bàn ăn. Đó chẳng còn một quá trình tâm lý nữa – thế là nguy hiểm.
Ở mức độ cơ thể, thực phẩm phù hợp thì phải
lành mạnh, không có tính kích thích và không nóng nảy; ở mức độ tâm lý, tâm trí
của ta phải ở trong trạng thái hạnh phúc, biết ơn và vui vẻ, và trên mức độ
linh hồn, ta nên có một tình cảm về sự tri ân, lòng biết ơn.
Chúng ta nên có cái tâm trạng rằng “ Bởi vì hôm nay có đủ thức ăn cho tôi, tôi xin biết ơn đời. Tôi được thêm một ngày để sống – cho nên tôi thấy vô cùng cảm ơn. Sáng nay thức dậy thấy mình còn sống, và ngày nay mặt trời lại vẫn cho tôi ánh sáng, hôm nay tôi lại có thể ngắm trăng, tôi hiện đang được sống thêm ngày nay nữa! Không nhất thiết hôm nay tôi phải còn sống, có thể giờ đây tôi đã nằm ở trong mộ rồi – thế mà sự sống lại vẫn được ban phát cho tôi. Tôi không thể kiếm được nó, nó đã được tặng không cho tôi” Ít nhất là vì thế, chúng ta nên có cái tình cảm biết ơn và hân hoan ở trong tim mình.
Chúng
ta hiện đang ăn, chúng ta hiện đang uống, chúng ta hiện đang thở chúng ta nên
có một cảm xúc về lòng tri ân đối với tất cả những điều này. Đối với toàn thể
cuộc sống, với toàn thế giới, với toàn vũ trụ, với toàn thể tự nhiên, đối với
cái thiêng liêng siêu phàm, chúng ta nên có tình cảm của lòng biết ơn – “Tôi vừa nhận được thêm một ngày để sống. Lần
nữa, tôi lại có được thức ăn để ăn. Lại thêm một ngày, tôi lại được thấy mặt trời,
được thấy những bông hoa đang nở. Tôi vẫn còn đang sống hôm nay”. Hai ngày
trước khi cái chết đến với Rabindranath, ông ta nói, “Ôi Thượng Đế, xin tạ ơn ngài biết bao! Hỡi Thượng Đế, làm sao tôi tỏ
lòng tri ân? Ngài đã cho tôi cuộc sống này trong khi tôi chẳng xứng đáng để
lãnh nhận nó. Ngài đã cho tôi hơi thở trong khi tôi chẳng có quyền gì để thở.
Ngài đã cho tôi có được những trải nghiệm về cái đẹp và hạnh phúc mà rồi không
thể nào tự mình kiếm được. Tôi cảm thấy biết ơn. Lòng nhân từ của ngài đã bao bọc
tôi. Và trong cuộc đời mà ngài ban cho, nếu như tôi đã có điều gì phải đau đớn,
có gì phải buồn phiền, có gì lo lắng, đấy phải là lỗi của tôi; bởi cuộc đời này
của ngài quả rất hạnh phúc. Đấy hẳn là lỗi của tôi. Vì thế tôi không xin ngài
cho tôi giải thoát khỏi cuộc đời. Nếu ngài thấy tôi xứng đáng nhận lãnh, hãy gởi
tôi vào trong cuộc đời này lần nữa. Cuộc đời này của ngài quả rất hạnh phúc và
tôi vô cùng biết ơn vì nó”
Cái tình cảm này, cái tình cảm của lòng biết ơn cần phải nên có mặt trong mọi phương diện của cuộc sống – và đặc biệt nhất là với bữa ăn. Chỉ lúc đó thì bữa ăn mới trở nên bữa ăn thích hợp.
BÀI 1: SỨC KHỎE LÀ TÀI SẢN LỚN NHẤT
BÀI 3: NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH TẬT VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TIÊN
BÀI 4: TẦM QUAN TRỌNG CỦA DÒNG MÁU VÀ THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ THỂ
BÀI 5: DẤU HIỆU BỆNH TẬT LÀ LỜI CẢNH BÁO QUAN TRỌNG
BÀI 6: ĐƯỜNG TRẮNG - KẺ THÙ CỦA NHÂN LOẠI
BÀI 7: BỐN VIỆC CẦN LÀM ĐỂ MINH MẪN KHI VỀ GIÀ
BÀI 8: TẠI SAO ĂN GẠO LỨT THAY GẠO XÁT TRẮNG
BÀI 9: LỢI ÍCH CỦA PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG
BÀI 10: NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG VẬN DỤNG TRONG SỨC KHỎE
BÀI 11: VẬN DỤNG THỰC DƯỠNG ĐỂ HẠNH PHÚC VÀ THÀNH CÔNG
BÀI 12: BỮA ĂN QUYẾT ĐỊNH SỐ PHẬN - HÓA GIẢI ĐEN ĐỦI BẰNG THỰC PHẨM