Giới thiệu
Nguyên lý âm dương là nguyên lý phổ quát, do đó, phạm vi áp dụng của nó rất rộng. Trong bài này chúng ta tìm hiểu nguyên lý âm dương được vận dụng trong tăng cường sức khỏe. Sức khỏe được định nghĩa đầy đủ sẽ bao gồm cả hai phần: Thân – vật lý và Tâm – phi vật lý. Thân-Tâm có quan hệ chặt chẽ, bổ sung, chuyển hóa cho nhau. Thân có khỏe mạnh thì Tâm mới an lạc, Tâm có an lành thì cơ thể mới bớt đi bệnh tật.
Bài học liên quan đến việc hiểu và vận dụng nguyên lý âm dương trong tọa thiền và khí huyết
Phần dưới bụng là dương, Phần đầu là Âm
Để khỏe mạnh chúng ta cần quan sát phần bụng khi tọa thiền. Hoặc mở rộng ra là cần vận động, xoa bóp cả chân khi xả thiền, hoặc đi lại. Phần chân, bụng được dương hóa thì cơ thể sẽ khỏe mạnh, năng động. Khi tọa thiền mà tập trung suy nghĩ, hay hướng lên đầu thì lâu dần sẽ bệnh tật, mệt mỏi.
Trước bụng & Sau
Lưng
Cơ thể còn được nhìn hai khía cạnh phía trước bụng và sau lưng. Tương ứng với hai hệ thống kinh mạch Nhâm & Đốc. Khi quan sát thân thế, chúng ta cần đề ý cả phần trước bụng và phần sau lưng. Vì ý ở đâu thì khí ở đó. Tức là khi để ý ở đâu thì khí sẽ chạy đến đó, điều hòa âm dương là chúng ta làm cho toàn thân được quan sát, chú ý đầy đủ.
Ví dụ, một hơi thở điều hòa cả âm dương là:
Hít vào, quan sát khí chạy từ mũi vào đến cổ, rồi chạy đến dưới rốn, hậu môn.
Thở ra, quan sát khí đi ra, chạy sau sông lưng, lên đến gáy, đỉnh đầu, rồi ra đằng mũi
Việc điều hòa được vòng khí bao gồm âm dương, trước sau, trên dưới, ra vào, một cách đầy đủ làm cơ thể được cân bằng. Tập luyện sẽ tạo thành nội lực, sức khỏe cho cơ thể.
Khí và huyết là hai cặp phạm trù âm dương, tùy theo chiều xem xét mà chúng ta phân loại chúng thuộc âm hay dương. Về căn bản thì chúng ta hiểu chúng liên quan, tác động qua lại lẫn nhau. Khi khí được thông thì huyết cũng được thông. Như vậy, khi điều hóa khí thì huyết cũng được lưu thông theo.
Để khí được lưu thông thì điều quan trọng nhất là giữ cho lưng thẳng, trong khi ngồi, làm việc hay tọa thiền thì giữ cho lưng thẳng đứng theo chiều cột sống sẽ giữ cho khí được lưu thông. Mọi trường hợp đau đều do khí hoặc huyết không được lưu thông. Các phương pháp như tọa thiền, yoga, diện chẩn, khí công đều nhấn mạnh đến việc tác động vào khí. Còn phương pháp dưỡng sinh thì tập trung vào huyết, thay đổi huyết bằng cách ăn uống.
Như vậy, các phương pháp đều bổ sung, thống nhất với nhau nếu nhìn dưới nguyên lý âm dương. Đây là nguyên lý phổ quát có thể áp dụng để quan sát, tìm hiểu các hiện tượng thuộc vũ trụ, con người và xã hội. Là một nguyên lý có tính phổ biến, áp dụng được trong nhiều lĩnh vực khác nhau mà không mâu thuẫn.
Trong bài này có các nội dung:
Tại sao khi ngồi thiền phải để ý phần dưới bụng?
Điều hòa khí âm dương như thế nào?
Mối quan hệ giữa KHÍ & HUYẾT?
Làm thế nào để điều hòa khí huyết
*Đọc thêm tài liệu*
NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG TRONG THỰC DƯỠNG OHSAWA
QUÂN BÌNH ÂM DƯƠNG TRONG ĂN UỐNG
ÂM DƯƠNG TRONG NHÀ BẾP CỦA BẠN
LỰA CHỌN THỰC PHẨM THEO NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG
PHÂN ĐỊNH ÂM DƯƠNG TRONG MỘT SỐ MÓN ĂN THỨC UỐNG
*Ôn lại bài cũ*
BÀI 1: SỨC KHỎE LÀ TÀI SẢN LỚN NHẤT
BÀI 3: NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH TẬT VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TIÊN
BÀI 4: TẦM QUAN TRỌNG CỦA DÒNG MÁU VÀ THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ THỂ
BÀI 5: DẤU HIỆU BỆNH TẬT LÀ LỜI CẢNH BÁO QUAN TRỌNG
BÀI 6: ĐƯỜNG TRẮNG - KẺ THÙ CỦA NHÂN LOẠI
BÀI 7: BỐN VIỆC CẦN LÀM ĐỂ MINH MẪN KHI VỀ GIÀ