GIỚI THIỆU
Cho dù bạn làm bất cứ công việc gì, hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào, thì điều quan trọng là cần có sức khỏe tốt. Không có sức khỏe thì bất kể công việc nào cũng khó để hoàn thành. Do đó, việc nghiên cứu về làm thế nào nào để có sức khỏe tốt là đề tài quan trọng cho mỗi chúng ta.
Chúng ta dành thời gian nhiều để học tập từ các môn toán, lý, hóa, lịch sử,… sau đó lại tiếp tục học nữa, học mãi để có thể làm được một nghề nghiệp nào đó. Tuy nhiên thời gian để nghiên cứu và thực hành cho nâng cao sức khỏe còn ít được chú trọng.
Nếu so sánh, thì sức khỏe giống như phần cứng của máy tính, nếu các phần cứng này hỏng hóc, yếu, chạy chậm thì tác dụng của các phần mềm cũng giảm đi rất nhiều hoặc trong trường hợp xấu nhất thì biến thành vô giá trị. Thế nên, việc rèn luyện sức khỏe giống như việc bảo dưỡng, chăm sóc cái xe, cái máy tính, nếu chúng ta biết cách sẽ làm bộ máy hoạt động hiệu quả, trơn tru và đem lại nhiều lợi ích khác.
Phương pháp thực dưỡng do Tiên sinh OHSAWA sáng lập, ông đã vận dụng quy luật âm dương để xây dựng nên lý thuyết thực dưỡng. Kể từ khi ra đời, lý thuyết thực dưỡng đã góp phần làm thay đổi sức khỏe của hàng triệu người trên thế giới. Nó giúp người thực hành thay đổi cả cách nhìn về tự nhiên và con người.
“Vạn bệnh vào từ miệng”, “Thức ăn thay thế thuốc” là những quan điểm cơ bản cho phương pháp thực dưỡng, lấy thức ăn, dinh dưỡng, là nguồn gốc của sức khỏe. Từ đó Tiên sinh tìm hiểu và vận dụng phương pháp âm dương để phân tích, đánh giá thực phẩm, sau đó áp dụng cho những người bệnh giúp họ thiết lập lại sự quân bình.
Bản thân tiên sinh Ohsawa đã bị bệnh nan y từ khi 8 tuổi, các phương pháp Tây y đã không giải quyết được, nhưng tình cờ, ông được sống trong một thiền viện, nhờ chế độ thực dưỡng ở đây ông đã tái sinh và hồi phục lại hoàn toàn. Nhận thấy ý nghĩa của đạo học Phương Đông là môn học khái quát, bao trùm và tính ứng dụng cao, ông đã tìm cách đưa đạo học vào trong lĩnh vực dinh dưỡng để giải quyết những vấn đề mà nhân loại đang phải đối phó, như tiểu đường, ung thư, tim mạch,…. Sau đó, tiên sinh đã cống hiền cuộc đời mình để phổ biến Phương Pháp Thực Dưỡng cho nhân loại
Ẩm thực của Việt nam đã hàm chứa nhiều triết lý về Âm dương – Ngũ Hành, chúng ta đã bỏ quên một tài sản rất lớn của người Việt về ẩm thực. Phương pháp thực dưỡng rất gần gũi với văn hóa người Việt. Một trong những người đầu tiên ở Việt Nam đã nghiên cứu và thực hành phương pháp thực dưỡng Ohsawa là Đại Đức Thích Tuệ Hải, Trụ trì chủa Long Hưng. Đại đức đã ứng dụng thực dưỡng để phục hồi cho sức khỏe của bản thân, hỗ trợ quá trình tu tập, và giúp cho nhiều người thoát được bệnh nan y.
Với những áp lực của bệnh tật, ô nhiễm môi trường, nguy cơ về thực phẩm, những bài giảng về Phương pháp Thực Dưỡng rất quan trọng cho mỗi chúng ta, giúp tăng thêm hiểu biết và thực hành một phương pháp phòng và trị bệnh hiệu quả. Để từ đó, có thể làm được nhiều lợi ích cho những người xung quanh, có được một cuộc sống viên mãn, ý nghĩa và hạnh phúc.
1. Chuẩn bị Bút, Sổ, hoặc máy tính để ghi chép những ý chính của bài học
2. Phát tâm học về sức khỏe cho bản thân, gia đình và những người xung quanh
3. Bật video để nghe bài giảng
4. Ghi chép các ý chính và ý phụ
5. Đọc lại các ý tưởng quan trọng
6. Đọc thêm sách, tài liệu nếu cần
7. Tư duy lại những gì đã được nghe
8. Thực hành lần lượt các bài học từ dễ đến khó
9. Tham gia khóa học Thực dưỡng căn bản online, và thảo luận những câu hỏi
10. Kiên tri, kiên nhẫn, kiên cường và kiên định. "Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân"
KHÓA HỌC THỰC DƯỠNG CĂN BẢN ONLINE
BÀI 1: SỨC KHỎE LÀ TÀI SẢN LỚN NHẤT
BÀI 3: NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH TẬT VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TIÊN
BÀI 4: TẦM QUAN TRỌNG CỦA DÒNG MÁU VÀ THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ THỂ
BÀI 5: DẤU HIỆU BỆNH TẬT LÀ LỜI CẢNH BÁO QUAN TRỌNG
BÀI 6: ĐƯỜNG TRẮNG - KẺ THÙ CỦA NHÂN LOẠI
BÀI 7: BỐN VIỆC CẦN LÀM ĐỂ MINH MẪN KHI VỀ GIÀ
BÀI 8: TẠI SAO ĂN GẠO LỨT THAY GẠO XÁT TRẮNG
BÀI 9: LỢI ÍCH CỦA PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG
BÀI 10: NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG VẬN DỤNG TRONG SỨC KHỎE
BÀI 11: VẬN DỤNG THỰC DƯỠNG ĐỂ HẠNH PHÚC VÀ THÀNH CÔNG
BÀI 12: BỮA ĂN QUYẾT ĐỊNH SỐ PHẬN - HÓA GIẢI ĐEN ĐỦI BẰNG THỰC PHẨM
BÀI 13: CẢI VẬN BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG OHSAWA NHƯ THẾ NÀO?