Giới thiệu
Tại sao chúng ta lại
ăn gạo lứt thay vì ăn gạo xát trắng
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta xem xét bốn vấn đề : Thứ nhất về lịch sử, Thứ hai về tác dụng biến dưỡng trong cơ thể, Thứ ba về tác dụng tâm sinh lý. Thứ 4 là thành phần dinh dưỡng có trong gạo lứt sẽ quyết định bằng logic thứ gì mang lại lợi ích nhiều hơn cho cơ thể bạn
Cách đây chừng 150 năm,tức vào khoảng năm 1850 trở về trước, lich sử nhân loại gần như không hề có bệnh suy thoái: ung thư, tiểu đường, sạn thận, sạn gan, xương mọc gai, còi xương, thấp khớp, máu nhồi cơ tim, tai biến mạch máu não…mà chỉ có những bệnh nhiễm trùng, bệnh dịch do vi trùng như : dịch tả, dịch hạch, bệnh lao….và một số bệnh cảm cúm xoàng….Sau thời điểm đó, kể từ khi các cuộc cách mạng kỹ nghệ và nhất là từ khi nhân loại biết làm ra máy chà xát làm trắng gạo và biết ép mía làm đường, biết chế biến thực phẩm đóng chai, đóng hộp, chế biến gia vị….cùng lúc kỹ nghệ chăn nuôi phát triển cực độ bằng cách xử dụng các loại hóa chất để rút ngắn thời gian nuôi trồng gia súc và cây trái….thì các loại bệnh suy thoái bắt đầu xuất hiện dần dần, càng lúc càng nhiều và cho đến ngày nay thì những bệnh suy thoái gần như quá nhiều và quá phổ biến ở khắp mọi tầng lớp của xã hội.
Gạo trắng nấu mau chín, ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt và dễ tiêu hóa sau khi ăn…..Và như mọi người đều biết gạo trắng chứa toàn là tinh bột, sau khi ăn vào cơ thể thì gạo trắng được tiêu hóa nhanh chóng và tinh bột biến thành đường một cách cũng nhanh chóng và do vậy số lượng đường này gây thành đường dư thừa trong máu….làm cho tụy tạng phải làm việc cật lực để tiết ra một số lượng lớn insulin để ức chế số đường dư thừa này và trong quá trình biến dưỡng để tạo thành amino axít, cơ thể phải mất đi một số lượng khoáng chất và đặc biệt mất chất vôi (calcium) [đó cũng là lý do vì sao bác sĩ nha khoa khuyên chúng ta không dùng nhiều đường vì sẽ làm sâu răng]; số lượng amino axít nhiều hơn nhu cầu này biến thành mỡ (chất béo) gây ra bệnh béo phì và vô số các bệnh suy thoái khác !
Khi ăn gạo trắng ta thường có nhu cầu ăn nhiều thịt, cá, trứng, đường, sữa…..lý do là vì cơm gạo trắng gây thiếu chất (đó cũng là lý do nhiều người ăn chay cơm gạo trắng rất thích những thức ăn chay làm giả thịt, cá; thích ăn hoa quả, đường, sữa….Còn những người ăn chay cơm lứt không bị những thức ăn kia lôi cuốn). Cách ăn uống như vậy làm cho con người dể bị căng thẳng (stress), do bị xâm nhập phần năng lượng của những con vật có ý thức thấp trong khi ý thức của con người lại cao và lúc nào cũng muốn sống hướng thượng để sống đạo đức và phát triển trí tuệ. Do vậy khi ăn những thức ăn không toàn phần con người bị cộng hưởng năng lượng và thường có tâm lý nhị nguyên, dễ bị buồn chán và trạng thái vui buồn thái quá do lượng đường trong máu lên xuống thất thường cùng với năng lượng do thức ăn động vật kích thích thú tánh trong người….Đây cũng là lý do tại sao xã hội hiện đại có nhiều người bệnh tâm thần, có trạng thái tâm sinh lý bất ổn và rất dễ nổi giận !
Dữ liệu bên dưới cho thấy sự khác biệt về giá trị dinh dưỡng giữa gạo trắng đã được làm giàu và gạo lứt chưa qua xử lý. Thậm chí quá trình làm giàu được quy định bởi luật pháp ở hầu hết các quốc gia, bao gồm cả Ấn độ, cũng vẫn có những sự khác biệt rất lớn. Gạo lứt nhiều hơn 349% chất xơ, 203% Vitamin E, 185% B6 và 219% Magiê. Với hàm lượng protein nhiều hơn gạo trắng 19%, gạo lứt tỏ ra là một loại thực phẩm cân bằng hơn. gạo trắng cũng chứa đựng 21% thiamin, B1 được bổ sung qua quá trình làm giàu. Điều đáng lưu ý hơn cả là gạo lứt có chỉ số Glycemic, 55 so với gạo trắng là 70, hoặc thậm chí là với quá trình xử lý bổ sung chất dinh dưỡng, sau khi nấu chín tới chỉ số này là 87. Sự tiến triển của bệnh tiểu đường có quan hệ mật thiết với sự tiêu thụ các thực phẩm có chỉ số Glycemic cao.
(Bảng số liệu tham khảo trong bài viết): CÔNG DỤNG GẠO LỨT
Trong bài này có nội dung:
Tại sao lại ăn cơm gạo lứt?
Gạo lứt đem lại giá trị dinh dưỡng như thế nào?
Tại sao gạo lứt lại quân bình âm dương hơn so với gạo xát trắng?
Tại sao ăn cơm gạo lứt giúp giải quyết bệnh tiểu đường
ĂN CƠM GẠO LỨT: MỞ KHÓA CHO SỨC KHỎE NGƯỜI VIỆT
*Ôn lại bài cũ"
BÀI 1: SỨC KHỎE LÀ TÀI SẢN LỚN NHẤT
BÀI 3: NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH TẬT VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TIÊN
BÀI 4: TẦM QUAN TRỌNG CỦA DÒNG MÁU VÀ THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ THỂ
BÀI 5: DẤU HIỆU BỆNH TẬT LÀ LỜI CẢNH BÁO QUAN TRỌNG