Hơn 500 năm trước đây, quan điểm cho rằng những loại vi trùng không trông thấy được là nguyên nhân gây ra các bệnh tật bị coi là hoàn toàn lập dị. Từ năm 1880, các vĩ nhân như Lister Pasteur và Kock đã kết luận qua việc chứng minh các vi khuẩn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh như lao phổi, sốt rét và bệnh hủi. Đến ngày nay, nhiều người nghi ngờ về sự liên quan của sự ăn uống và sức khoẻ, nhất là các bác sĩ! Trên thực tế, Trung tâm nghiên cứu bệnh viêm khớp đã phổ biến một tập sách trong đó tuyên bố “Sự thật liên quan giữa ăn uống và bệnh viêm khớp” có thể sẽ làm các bạn ngạc nhiên. Đơn giản là: không có một sự kiêng ăn đặc biệt nào cho bệnh nhân thấp khớp. Không có một thức ăn đặc biệt nào gây ra bệnh đó cả. Và không có một pháp pháp kiêng ăn nào để trị nó cả!
Ngay cả Viện viêm khớp cũng không mấy tin tưởng điều vô lý này, tuy nhiên nhiều bác sĩ vẫn tin rằng việc ăn uống chỉ giữ một vai trò thứ yếu. Chúng tôi xin vắn tắt xem tại sao điều trích dẫn trên đây lại vô lý.
Trước hết, viêm khớp có nghĩa là viêm sưng ở các khớp xương. Y khoa hiện nay biết được hàng trăm loại viêm khớp khác nhau: thấp khớp, phong thấp, viêm khớp chấn thương là ba loại ví dụ. Bạn càng nặng cân chừng nào, các khớp xương của bạn càng bị đau. Nếu bạn đau nhức ở đầu gối hay mắt cá chân, chắc chắn các bạn không bao giờ muốn mang cái túi bột năm mươi pound đi vòng quanh đây. Dưỡng sinh là xác định rõ rệt kiêng ăn giảm cân cơ bản và tháo gỡ mọi vấn đề về trọng lượng sẽ tự động làm cho bệnh viêm khớp do quá trọng lượng nhẹ đi.
Trước tiên với nhóm chất autocoids hoặc nhóm hormon tại chỗ, được biết hơn hết là prostaglandins. Có rất nhiều loại prostaglandins được tạo ra bởi cơ thể nhằm điều chỉnh sự viêm sưng và các chức năng quan trọng khác: loại prostaglandins sau cùng có nguồn gốc từ thực phẩm chúng ta ăn vì thế bằng cách chúng ta thay đổi thực phẩm thường dùng, chúng ta cũng làm thay đổi prostaglandins và các autocoids trong cơ thể chúng ta. Điều này đã được chứng minh là có kết quả hữu ích cho bệnh viêm khớp như trong các báo cáo trên tờ báo y học có uy tín của Anh, tờ Lancet ngày 24.1.1985. Đặc biệt hơn nữa, dường như mỡ động vật đã chuyển đổi ra loại prostaglandins gây ra viêm sưng.
Tiếp theo là hậu quả của thức ăn gây dị ứng. Thức ăn gây dị ứng làm xáo trộn các kết quả của y khoa và nhiều bác sĩ không tin là nó có nó góp phần. Điều này chủ yếu do các triệu chứng gây nên bởi thức ăn dị ứng có thể xuất hiện sau ba tuần lễ kể từ khi tiêu thụ thực phẩm và không phải là người bệnh chỉ ăn mỗi một thứ. Ví dụ cô Marv bị viêm khớp do ăn nhiều trứng, cà chua. Khi cô dừng ăn trứng, sữa nhưng vẫn ăn cà chua, cô không cảm thấy khá hơn và lầm tưởng rằng mình không dị ứng với sữa và trứng. Hơn thế nữa, nếu cô Mary giữ gìn cẩn thận không ăn cả trứng, sữa hoặc cà chua trong hai tuần và không thấy khá gì hơn, cô sẽ kết luận một cách sai lầm rằng, là cô không bị dị ứng với những thức ăn này.
Vấn đề như đã nói ở trên, triệu chứng dị ứng chỉ xuất hiện sau ba tuần sau khi dùng thức ăn gây dị ứng.
Thật cũng không rõ ràng chứng tỏ nhiều loại viêm khớp liên quan đến các thức ăn gây dị ứng. Một điều lý thú là một báo cáo y học đáng tin cậy đầu tiên trong thời sự y khoa xuất hiện trong dị ứng biên sử năm 1969. Tác giả là Stephan Epstein đã cẩn thận đưa ra các yếu tố với trường hợp bệnh của mình palindrromic rheumatism gây nên do dị ứng chất dầu bạc hà và chất nitril là những chất phụ gia của thức ăn. Thật là kỳ lạ mà bảng báo cáo thấu đáo này lại không thuyết phục được nhiều bác sĩ về tầm quan trọng của các thực phẩm gây dị ứng, đặc biệt là khi tác giả và bệnh nhân lại chính là một bác sĩ.
Ăn uống Thực dưỡng tránh dùng các loại thực phẩm gây dị ứng như sữa, trứng và đường là ba loại chính. Như đã được minh hoạ bởi bác sĩ Epstein, chất phụ gia thực phẩm gây dị ứng trong vài trường hợp, do đó nguyên tắc cơ bản của Thực dưỡng là chỉ sử dụng thực phẩm có chất lượng tốt, các thức ăn hữu cơ cũng quan trọng cho người bị thấp khớp và các bệnh khác gây nên do các thực phẩm gây dị ứng... do vài thực phẩm dưỡng sinh. Ví dụ như cá hoặc trái dâu tây là các bạn dưỡng sinh hay dùng là hai loại thực phẩm gây dị ứng.
Tôi hy vọng lối thảo luận vắn tắt trên đây xua tan các ý kiến cũ xưa của các bác sĩ thường nói trong các trường y khoa là ăn uống không có ảnh hưởng gì đến viêm khớp. Sự thật Thực dưỡng tác động rất nhiều đến bệnh viêm khớp và có lẽ hầu hết các bệnh nan y khác. Với tư cách là một y sĩ và một nhà Thực dưỡng, tôi thấy rõ sự liên quan giữa dị ứng, autocoids và những loại như thế.
Đối với một giáo sư về dưỡng sinh, sự liên quan có thể được xem rõ ràng hơn dưới tầm nhìn của Y học cổ truyền phương Đông. Tầm nhìn theo hai mặt âm dương bao quát được toàn cảnh và chỉ với tầm nhìn bao quát này mới hy vọng thành công đối với các bệnh tật như viêm khớp.
David Docson Master Docteur
Boston Massachusetts
Một số điều cần kiêng kị giúp cải thiện vấn đề về khớp
# Loại bỏ các thực phẩm quá âm: Đường, Sữa, Nước Ngọt, Trái cây
# Loại bỏ các thực phẩm quá dương: Thịt, Trứng
Nên ăn các loại ngũ cốc: Gạo lứt, đậu đỏ, đậu gà, hạt kê, đậu xanh
Trong trường hợp bệnh nặng thì nên thực hành phương pháp ăn số 7: gạo lứt muối vừng, để phục hồi lại sức khỏe.
Kết hợp việc xoa bóp bàn chân, đầu ngón chân.
Các sản phẩm nên dùng:
Gạo lứt đỏ
Bột gạo lứt nảy mầm
Gạo tẻ nảy mầm rang
Trà gạo lứt rang
Đậu gà
Hạt kê
Vừng rang