Ngày nay việc ăn chay – ăn toàn thảo mộc đã lôi cuốn nhiều người trên thế giới, họ xem đây là cách dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho thể chất lẫn tinh thần. Các nhà y học cũng cổ động ăn chay để phòng chống bệnh tật và kéo dài tuổi xuân. Nhiều thí dụ được nêu ra chứng minh cho ý kiến này. Trong các lãnh vực chính trị, văn hóa, nghệ thuật, nhiều thiên tài kiệt xuất như Pythagore (nhà triết học và toán học Hy lạp), Sénèque (nhà triết học, chính trị và sáng tác kịch La Mã). Platon (triết gia Hy Lạp), Leosnard Da Vinci (bậc thầy hội họa và là nhà khoa học kỹ thuật người Ý), Byron (nhà thơ lớn người Anh), Bernard Shaw (nhà lý luận, phê bình và viết kịch người Anh), Gandi (nhà lãnh đạo tinh thần, giải phóng Ấn Độ), Leson Tolstoi (văn hào triết gia Nga), Albert Einstein (tác giả thuyết tương đối), v.v… là những người ăn chay. Không chỉ có tu sĩ Phật giáo, mà một số tông hội Thiên Chúa Giáo như Bible – Christians (Giáo hội Kinh Thánh Ki Tô) cũng ăn chay từ lâu.
Trong lãnh vực thể thao, ở Đại hội
Olymnpic tại Amsterdam (Hà Lan), anh El-oufi, vận động viên ăn chay trường người
Algérie, đã dành thắng lợi về môn chạy đường dài marathon. Một vận động viên ăn
chay người Phần Lan, Paanc Nurmi cũng nhiều lần đoạt chức vô địch Thế Vận hội.
Đầu thế kỷ 20, Muller cũng ăn chay đã lập được 32 kỷ lục quốc gia về bơi, vật,
trượt băng, ném tạ, ném đĩa, và đặc biệt là giải nhất thể chất lý tưởng. Trong
một cuộc leo núi thử nghiệm ở Elbrouz có 6 nhà leo núi chuyên nghiệp tham gia với
hai người không chuyên, hai người này tuy ăn chay đã leo đến đỉnh trước nhất.
Đầy sức thuyết phục nhất là ở
vùng Caucase, nhất là ở Abkhasia và Daghestan (Liên Xô cũ), phần lớn những cụ
già trên 100 tuổi đều là người ăn chay, tuy gầy gò, nhưng mạnh khỏe, dẻo dai,
yêu đời, tính tình điềm đạm.
Tuy nhiên, trên thực tế có những
trường hợp ngược lại. Nhiều người sau một thời gian ăn chay đã bị rối loạn chuyển
hóa, sức kháng bệnh của cơ thể bị sút giảm tạo điều kiện cho bệnh phát sinh. Biểu
hiện rõ nhất là phần đông người ăn chay ở nước ta hiện nay mắc nhiều chứng bệnh
khác nhau, kể cả bệnh ung thư.
Tại sao có tình trạng mâu thuẫn
này? Để hiểu được, ta có thể xét qua ba dạng ăn chay đang thông dụng sau đây.
Cách ăn chay này phổ biến ở các nước phương Tây. Người ta cho rằng ăn rau quả sống, nhất là trái cây chứa nhiều sinh tố bổ dưỡng, làm trẻ lại các tế bào máu, giúp cơ thể không bị già cỗi, phòng chống bệnh xơ cứng mạch máu, bệnh thống phong, v.v…
Theo nguyên lý quân bình Âm Dương, rau sống, nước trái cây là những thức ăn nhiều Âm tính có thể thích hợp với người đã ăn nhiều món thịnh Dương như thịt, trứng, người Dương tạng, người lao động chân tay hoặc những vận động viên sung sức hoặc người sống ở vùng nhiệt đới. Vì vậy, cách ăn này có công hiệu đối với người phương Tây vốn ăn nhiều thịt, có tác dụng trung hòa những cặn bã độc hại của thức ăn huyết nhục tích lũy lâu ngày trong cơ thể. Trái lại, đối với người Âm tạng, ít vận động thân thể, người có tập quán ăn phần lớn thức ăn thảo mộc, sống trong môi trường lạnh hoặc nơi u tịch, thì cách ăn này không có lợi.
Tuy vậy, dù trường hợp nào đi nữa,
nếu dùng những thức ăn này quá mức, cơ thể sẽ suy yếu dần – bị Âm hóa – và bộ
phận bị ảnh hưởng trước hết là hệ thống sinh dục và hệ thần kinh. Người thường
xuyên ăn nhiều trái cây sẽ bị chứng lạnh cảm, liệt dương, u bướu ở cơ quan sinh
dục, hiếm muộn con cái, dễ bị trụy thai, để non, di và hượt tinh, sỏi thận, rụng
tóc, suy nhược thần kinh, đau tim, tê bại (polio), v.v…
Ăn mọi thứ không do động vật cung
cấp, nhưng có người chủ trương dùng thêm sữa thú.
Cách ăn này rất nguy hiểm. Đường
công nghiệp, đường hóa học, màu nhân tạo, gia vị tổng hợp, hạt cốc xay sát trắng,
thực phẩm tinh chế giết người, một cách âm thầm từ tốn bằng sự quyến rũ của
chúng. Những dân tộc có truyền thống ăn chay hầu như ăn chay ở Châu Á, châu
Phi, Châu Mỹ La Tinh đã trở nên bệnh hoạn thống khổ từ khi du nhập cách ăn uống
gọi là “văn minh” cùng nếp sống “hiện đại” của người phương Tây. Bệnh ung thư,
bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh tâm thần cũng lan tràn trong số người ăn chay
theo cách này.
Thức ăn chỉ gồm hạt cốc, rau củ đậu
và trái cây. Cách ăn này thường thấy ở nông thôn nước ta, ở một số chùa chiền
xa thành phố, và tương đối tốt hơn hai cách kia. Tuy nhiên, vì ảnh hưởng của
cách sống hiện đại, hạt gạo thường đã xay xát trắng, đôi lúc còn dùng thêm đường trắng kết tinh,
gia vị tổng hợp như bột ngọt, v.v.. Do đó, những người ăn chay theo lối này cơ
thể thường yếu kém, thiếu sức chống chịu những thay đổi thời tiết, dễ bị rối loạn
tiêu hóa và cảm nhiễm bệnh. Nguy hiểm nhất là dùng thường xuyên lâu ngày những
thực phẩm chay giả mặn chế biến với hóa chất độc hại dễ sinh bệnh trầm trọng
như rối loạn tâm thần, tiểu đường, ung thư, v.v…
Như vậy, muốn ăn chay đạt kết quả
như ý cũng cần có nghệ thuật, nghĩa là “biết ăn”. Người ăn chay cần lưu ý mấy điểm
cơ bản sau:
Thật ra, con người hôm nay cần ăn
chay hơn bao giờ hết. Quả đất, trên đường tiến hóa xoắn vào tâm càng ngày càng
đến gần mặt trời, lớp khi ozoon bảo vệ chống các tia tử ngoại đến từ vũ trụ
càng ngày càng mỏng đi, cộng với những vụ thử vũ khí hạt nhân và sự phá hoại
môi trường sống đã làm nóng khí hậu địa cầu và khiến lòng người trở nên Dương
tính (dễ nổi nóng, thích bạo động, giết chóc, chiến tranh), như Bertrand Rusel,
nhà triết học và khoa học người Anh, nguyên Chủ tịch Tòa án Quốc tế, đã nói: “chúng
ta đang sống trong một thế giới điên rồ”. Nhờ ăn chay theo nguyên lý quân bình
Âm Dương, những yếu tố Âm của các loại thảo mộc được chọn lựa và nấu nướng đúng
đắn sẽ giúp con người thích nghi với môi trường càng ngày càng Dương, và đem lại
cho tâm hồn những cảm xúc êm đềm với tình yêu vô biên bao trùm vạn hữu.
"Người mẹ thay đổi thế giới thông qua thực phẩm với tình yêu thương và trí tuệ" Như Châu
Khóa học: Thực dưỡng căn bản online
BÀI 3: NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH TẬT VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TIÊN
BÀI 4: TẦM QUAN TRỌNG CỦA DÒNG MÁU VÀ THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ THỂ
BÀI 5: DẤU HIỆU BỆNH TẬT LÀ LỜI CẢNH BÁO QUAN TRỌNG
BÀI 6: ĐƯỜNG TRẮNG - KẺ THÙ CỦA NHÂN LOẠI
BÀI 7: BỐN VIỆC CẦN LÀM ĐỂ MINH MẪN KHI VỀ GIÀ
BÀI 8: TẠI SAO ĂN GẠO LỨT THAY GẠO XÁT TRẮNG
BÀI 9: LỢI ÍCH CỦA PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG
BÀI 10: NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG VẬN DỤNG TRONG SỨC KHỎE
BÀI 11: VẬN DỤNG THỰC DƯỠNG ĐỂ HẠNH PHÚC VÀ THÀNH CÔNG
BÀI 12: BỮA ĂN QUYẾT ĐỊNH SỐ PHẬN - HÓA GIẢI ĐEN ĐỦI BẰNG THỰC PHẨM