Giới thiệu
Mỗi chúng ta sinh ra đều có một phần gọi là định mệnh, dường
như mọi thứ đã được an bài khi xem lá số tử vi. Những gì chúng ta sẽ có trong đời
này được quyết định bởi những nguyên nhân chúng ta đã làm từ trước. Nhưng có một phần không xác định được, đó là
những thứ chúng ta có thể thay đổi, hay hoán cải vận mệnh một cách chủ động. Thực
dưỡng nhấn mạnh đến phương pháp cải vận thông qua bữa ăn hàng ngày dựa trên
nguyên lý về dinh dưỡng, nhân quả và âm dương.
Tình huống là chúng ta đang gặp khó khăn trong công việc, gia đình bất ổn, hay bế tắc nào đó về sức khỏe, vậy chúng ta cần phải có những điều chỉnh cần thiết để vấn đề được giải quyết?
Giải pháp đầu tiên chính là việc ăn ít lại, thay vì mỗi bữa thường ăn 3 bát, ta chỉ ăn hai bát, còn 1 bát thì chúng ta hướng tâm đến mọi người, trong đầu thầm niệm, xin kính dâng bát cơm này cho những chúng sinh còn đang đói khát.
Về mặt dinh dưỡng, thì ăn ít lại thì bộ máy tiêu hóa sẽ giảm được công việc, đỡ tiêu hao năng lượng và thời gian. Khi ăn ít chúng ta sẽ có thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn, và làm được nhiều việc khác hơn. Thêm nữa, khi ăn ít lại, thì bụng trống hơn và như vậy hệ tiêu hóa có thêm khoảng trống để xử lý thực ăn kỹ lưỡng, hấp thu tối đa dinh dưỡng trong thức ăn. Không bị “tồn kho” dinh dưỡng, dễ dấn đến thừa cân, béo phì, tổn thương hệ tiêu hóa….
Ăn ít còn có nghĩa là ăn ít món ăn lại. Thay vì ăn kiểu buffet, nhiều món trong một bữa, khi bạn áp dụng chế độ tiết thực thì bạn sẽ giảm số lượng món ăn lại. Điều này giúp hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi, thân thể giảm bớt sự tiêu hao năng lượng cho việc chuyển hóa, xử lý thức ăn phức tạp. Chưa kể, một bữa ăn có nhiều món ăn sẽ làm số lượng tương tác tăng lên nhiều lần, độ phức tạp để xử lý thực phẩm tăng lên dẫn đến hệ tiêu hóa phải tốn thêm thời gian, năng lượng để xử lý. Ngoài ra, những thực phẩm đa dạng được trộn chung một chỗ dễ gây ra những phản ứng hóa học mới, khó kiểm soát. Chúng làm tăng thêm độ phức tạp và dễ gây ra các triệu chứng như đầy bụng, đầy hơi, óc ách, khó chịu.
Thử tính xem 1 ngày bạn dành bao nhiều thời gian cho một bữa ăn? Bình quân 1 người sẽ mất khoảng 1.5h cho một bữa ăn. Nếu bữa ăn đó đem lại lợi ích thì không sao, nhưng nếu nó khiến bạn mệt mỏi, buồn ngủ, óc ách trong người thì đó là một bữa ăn kém giá trị. Giả sử bạn bỏ bớt một bữa ăn, bạn sẽ tiết kiệm được 1.5h/ ngày và nếu tính ra thu nhập bình quân thì bạn sẽ kiếm được thêm khoảng 20,000 đ/ bữa ăn và nếu 1.5h đó bạn học thêm hoặc làm thêm việc gì đó đem lại giá trị 20,000 đ/ 1h thì bạn đã làm ra thêm 30,000 đ. Tóm lại với việc tiết kiệm thức ăn, thời gian ăn, hoặc bữa ăn thì bạn để ra được 50,000d/ ngày, tương đương với 1.500,000 / tháng và khoảng 18,000.0000/ năm.
Nếu bạn không dùng 1.5h đó để ăn, bạn có thể học thêm 1 ngoại ngữ, hay một kỹ năng đặc biệt nào đó giúp bạn phát triển thêm sự nghiệp, thì chắc chắn sau khoảng 1 năm cuộc đời bạn sẽ chuyển lên tầm cao mới. Như vậy, bằng việc tiết kiệm thức ăn, bữa ăn bạn sẽ không chỉ khỏe ra về thể chất mà còn đem lại những giá trị lớn về thời gian và tiền bạc.
Về mặt nhân quả, thì khi ăn ít, chúng ta tiết kiệm được phước cho bản thân. Giống như tiền, giả sử cuộc đời ta để duy trì mỗi ngày cần 100,000 đ. Nhưng nếu chúng ta chỉ tiêu 70,000 còn 30,000 tiết kiệm thì bạn sẽ có cơ hội hơn, người giỏi sẽ biết đầu tư tiền để dành ví dụ như gửi tiết kiệm hoặc mở thêm dịch vụ kiếm thêm tiền. Tương tự như vậy, nếu chúng ta giảm thức ăn là chúng ta đã tiết kiệm phước để đời sống ổn định và tốt hơn.
Ngoài ra, khi ăn mà chúng ta khởi tâm bố thí hay cúng dường
món ăn ngon cho người khác là chúng ta đã xây dựng và phát triển được âm đức từ
việc cúng dường. Nhân quả là cuộc đời chúng ta sẽ gặp may hơn, do được hỗ trợ,
hay người ta gọi là quý nhân phù trợ. Việc bố thí thầm lặng, không ai biết, tự
tâm cúng dường thì phước sẽ lớn hơn việc làm bố thí mà để người khác biết được.
Khi khởi tâm cúng dường miếng ăn là chúng ta đã thực hành một
hạnh bố thí thâm sâu, chúng ta đã cúng cái gì đó quý giá, thèm muốn, cho rằng
quan trọng thì chúng ta sẽ nhận lại được những gì quý giá và quan trọng trong
tương lai.
Nếu người ăn đồ âm nhiều sẽ dẫn đến trương nở, ly tán, thất bại. Do đó, khi ăn quá nhiều thực phẩm âm như bia rượu, trái cây, đồ nước lạnh, đóng hộp, đồ đông lạnh,… thì càng ngày cơ thể càng âm. Dấu hiệu của cơ thể âm là béo, mập, lười vận động, u mê, ù lì, trì trệ.
Ngược lại, nếu ăn đồ dương thì sẽ ro rút, hướng tâm, thành tựu.
Khi ăn các thực phẩm khô, các loại củ, ngũ cốc toàn phần, sẽ làm cho cơ thể được
dương hóa, tâm trí của người ăn cũng tập trung, linh động, sáng suốt hơn.
Hàng ngày chúng ta sẽ cố gắng quan sát nhận định cơ thể
Quan sát âm dương của cơ thể
Đưa ra món ăn phù hợp
Hoặc tiết chế, loại bỏ các món ăn
không đúng
Nấu nướng, thưởng thức món ăn trong sự biết ơn và cầu nguyện an lành cho người khác
Thỉnh thoảng nên nhịn ăn 1 vài bữa, hoặc có thể hạn chế thành ăn 2 bữa/ ngày thì vì ăn nhiều bữa. Số lượng bát cơm cũng nên giảm dần. Ăn các thực phẩm quân bình âm dương, loại bỏ các thực phẩm âm như đường sữa, trái cây, nước đá, các loại nước ngọt, nước đóng chai, đồ hộp, thức ăn nhập khẩu, đồ đông lạnh.
Trong bài này bạn sẽ học:
Tại sao thực phẩm quyết định số phận?
Âm dương là gì?
Cân bằng âm dương đem lại lợi ích gì cho sức khỏe?
Sử dụng thực phẩm để cải vận như thế nào?
BÀI 1: SỨC KHỎE LÀ TÀI SẢN LỚN NHẤT
BÀI 3: NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH TẬT VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TIÊN
BÀI 4: TẦM QUAN TRỌNG CỦA DÒNG MÁU VÀ THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ THỂ
BÀI 5: DẤU HIỆU BỆNH TẬT LÀ LỜI CẢNH BÁO QUAN TRỌNG
BÀI 6: ĐƯỜNG TRẮNG - KẺ THÙ CỦA NHÂN LOẠI
BÀI 7: BỐN VIỆC CẦN LÀM ĐỂ MINH MẪN KHI VỀ GIÀ
BÀI 8: TẠI SAO ĂN GẠO LỨT THAY GẠO XÁT TRẮNG
BÀI 9: LỢI ÍCH CỦA PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG
BÀI 10: NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG VẬN DỤNG TRONG SỨC KHỎE
BÀI 11: VẬN DỤNG THỰC DƯỠNG ĐỂ HẠNH PHÚC VÀ THÀNH CÔNG
BÀI 12: BỮA ĂN QUYẾT ĐỊNH SỐ PHẬN - HÓA GIẢI ĐEN ĐỦI BẰNG THỰC PHẨM