Khác hẳn với lối dinh dưỡng Phương Tây tập trung vào các thành phần, vitamin, năng lượng, thực dưỡng Phương Đông nhấn mạnh đến sự quân bình âm dương, mối quan hệ giữa các thành phần với nhau. Các thực đơn phương Tây theo logic đơn giản của phép cộng, cộng các thành phần dinh dưỡng với nhau, tuy nhiên thực dưỡng Phương Đông đi xa hơn khi xét mỗi quan hệ, tương tác qua lại của thực phẩm. Ngoài ra còn nhìn nhận mối quan hệ giữa thực phẩm với con người, thực phẩm với thời tiết, môi trường xung quanh.
Thực ăn trong thực dưỡng không chỉ đơn thuần là món ăn để duy trì cuộc sống, mà cao hơn hết, thức ăn thành thuốc để chữa bệnh, đặc biệt các bệnh tham lam, tức giận, căng thẳng, kiêu ngạo, thiếu hiểu biết. Tất cả những bệnh nan y mặc phải là phần biểu hiện của những nguyên nhân sâu xa từ sự tham lam, ích kỷ, và kiêu ngạo. Khi đến với thực dưỡng, nhiều người sẽ cảm thấy quá đơn giản, sơ sài, xong chính sự đơn giản, tự nhiên lại tạo ra những vị ngọt tự nhiên, hương thơm tự nhiên, mùi vị tự nhiên mà bạn chỉ cần trải nghiệm một lần sẽ giúp bạn nhớ mãi. Chỉ cần bạn ăn 1 miếng cơm gạo lứt & muối vừng nhai kỹ 100-150 lần mới nuốt thì bạn sẽ cảm nhận vị ngọt đặc biệt, cảm nhận hương thơm của gạo và vừng, và sau mỗi lần ăn như thế là quá trình trị liệu giúp hồi phục thân thể, tinh thần, giữ lại được bình an.
Với xu hướng xã hội năng động, tán loạn, cạnh tranh, ích kỷ, và phô trương thì rất cần một cách ẩm thức giúp bạn giữ lại được sự bình an, tìm được sự an bình, giản dị, và niềm vui vô hạn. Triết lý âm dương chính là giúp người ăn thực dưỡng mở rộng trí phán đoán, tăng cường trí tuệ để tìm được sự hài hòa giữa bản thân và tự nhiên. Chưa có phương pháp ăn uống nào đòi hỏi người ta phải học, phải đọc sách nhiều như vậy, bởi vì thực dưỡng muốn qua ăn uống, người ăn sẽ trưởng thành, khai mở tối đa tiềm năng của bản thân và cuối cùng là nhận biết thực tại của vũ trụ, đạt đến trí tuệ phán đoán siêu việt, vô song.
Cụ thể nhất thực dưỡng đem lại sự tiết kiệm tối đã khi bạn sử dụng thực phẩm toàn phần, thực phẩm tại địa phương, thực phẩm theo mùa và thực phẩm không dùng chất bảo quản.
Thực phẩm toàn phần có nghĩa là thực phẩm được giữ gần như nguyên vẹn, hạn chế nhất các khâu chế biến, làm mất đi tình trạng nguyên gốc của thực phẩm. Ví dụ, gạo lứt là loại gạo được gợi ý nhiều nhất khi ăn thực dưỡng, vì gạo lứt giữ được lớp cám gạo ban đầu, giữ được mầm gạo, nơi chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng của toàn bộ hạt gạo. Khác với gạo xát trắng, nhiều tinh bột, đẹp mắt, xong đã mất đi toàn bộ phần cám và mầm gạo. Các thực phẩm toàn phần, như các loại đậu đỗ, yến mạch, hạt kê, đậu gà, đậu lăng được khuyến khích sử dụng nhiều trong các thực đơn thực dưỡng.
Thực phẩm tại địa phương là những thực phẩm được sản xuất tại nơi mình sinh sống, hay còn gọi là nguyên tắc thân thổ bất nhị, người ở đâu thì ăn các thực phẩm gần đó là tốt nhất. Đây là cơ chế ăn uống tạo sự tương hợp giữa thực phẩm và con người. Đi đến đâu hãy ăn các thực phẩm ở đỏ, nó giúp bạn dễ thích nghi với môi trường, khí hậu, thời tiết ở khu vực đó. Thực phẩm địa phương sẽ tiết kiệm hơn, tránh được bảo quản, vận chuyển xa xôi, tươi ngon hơn là các thực phẩm lâu ngày, hay do bảo quản từ nơi xa.
Thực phẩm được sử dụng tốt nhất là nó còn tươi, không bảo quản, không dùng chất hóa học, canh tác tự nhiên, hữu cơ là tốt nhất. Nếu thực phẩm đóng hộp, hay bảo quản lạnh, với bất kỳ cách nào đều làm phá vỡ sinh học tự nhiên của thực phẩm, làm biến đổi thành phấn, tính chất sinh học của thực phẩm. Do đó, việc dùng thực phẩm tự nhiên sẽ tiết kiệm, vì không cần chất bảo quản, đồ bảo quản, hấp thụ được các chất cần thiết cho cơ thể và tránh tiếp nhận thêm các chất hóa học, gốc tự do, hay chất độc do quá trình bảo quản, vận chuyển đem lại.
Nhất Thanh
BÀI 3: NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH TẬT VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TIÊN
BÀI 4: TẦM QUAN TRỌNG CỦA DÒNG MÁU VÀ THỰC PHẨM ĐỐI VỚI CƠ THỂ
BÀI 5: DẤU HIỆU BỆNH TẬT LÀ LỜI CẢNH BÁO QUAN TRỌNG
BÀI 6: ĐƯỜNG TRẮNG - KẺ THÙ CỦA NHÂN LOẠI
BÀI 7: BỐN VIỆC CẦN LÀM ĐỂ MINH MẪN KHI VỀ GIÀ
BÀI 8: TẠI SAO ĂN GẠO LỨT THAY GẠO XÁT TRẮNG
BÀI 9: LỢI ÍCH CỦA PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG
BÀI 10: NGUYÊN LÝ ÂM DƯƠNG VẬN DỤNG TRONG SỨC KHỎE
BÀI 11: VẬN DỤNG THỰC DƯỠNG ĐỂ HẠNH PHÚC VÀ THÀNH CÔNG
BÀI 12: BỮA ĂN QUYẾT ĐỊNH SỐ PHẬN - HÓA GIẢI ĐEN ĐỦI BẰNG THỰC PHẨM