Bí quyết nấu ăn theo thực dưỡng
4.932 người đã xem · Bình luận ·

Bí quyết nấu ăn theo thực dưỡng 1

Chúng ta không nên nấu nướng và ăn uống một cách quá vội vã. Trong xã hội hiện đại, chúng ta có khuynh hướng sống với một tâm trạng vội vã, tâm trạng đó sản xuất ra những sản phẩm hàng loạt, sự giao thông nhanh hơn, du lịch nhanh hơn, giáo dục nhanh hơn, cách nấu nướng mau lẹ và nhanh chóng hơn.
Bạn quan tâm đến
NỘI DUNG CHI TIẾT

1. Các mùa và địa phương của thực phẩm 

Nguyên lý đầu tiên của bữa ăn thực dưỡng là những thức ăn trồng theo mùa ở từng địa phương vì vậy người đầu bếp giỏi nhất luôn luôn dùng rau mọc ở cạnh nhà (rau mọc trong vườn nhà là tốt nhất - “cây nhà lá vườn”) và những thứ đúng mùa. Người dọn thức ăn như vậy cho gia đình và khách của họ là người đầu bếp giỏi nhất.

Tiếng Nhật có một từ chỉ lễ lạt là Gochiso có nghĩa là chạy lui chạy tới. Nói một cách khác, mỗi buổi lễ là một dịch vụ (service) mà một phần của nó là chạy lui chạy tới từ nhà ra vườn rau hay ra đồng để hái (rau hoang) đem về để nấu trước khi dùng.

Vào các dịp lễ, bạn thường đem ra cái tốt nhất bạn có, mà những thứ tốt nhất là của thiên nhiên - những thức ăn tốt nhất cho sức khoẻ. Nấu ăn đòi hỏi sự suy nghĩ và cẩn thận. Nếu bạn chỉ nấu ăn theo sự khoái lạc (thoả thích giác quan) và sử dụng các đồ gia vị thường xuyên và quá nhiều, bạn sẽ không trở thành người đầu bếp giỏi được. Trong xã hội hiện đại và hướng về tiện nghi của chúng ta, những phương pháp nấu ăn cổ truyền dường như đã lỗi thời rồi. Tuy nhiên cách nấu ăn này có thể là giải pháp cho xã hội hiện đại của chúng ta, vì nó ngăn ngừa con người không trở nên thù nghịch với thiên nhiên.


Trong các nhiều trường hợp, người ta không ăn rau theo mùa. Những rau trồng về mùa đông nên ăn vào mùa đông, những rau trồng vào mùa hạ nên ăn vào mùa hạ... Nhưng vẫn có thể ăn rau trái mùa. Kỹ thuật nấu nướng sẽ giúp các bạn quân bình các chất dinh dưỡng của các thứ rau mà ta dùng.

Chúng ta có thể ăn các loại hạt ngũ cốc và rau suốt bốn mùa, ở các khu vực, còn những trái cây thì ta nên ăn trong mùa của nó mà thôi. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại trái cây mang từ xa đến. Theo lí thuyết “thân thổ bất nhị” thì ta không nên ăn những thức ăn trồng ở bán kính quá 100 km. Hoa quả nhiều khi được ngâm trong thuốc bảo quản giữ tươi rất độc.

2. Nguyên tắc về sự không bỏ phí.

Nguyên tắc thứ nhì của phương pháp thực dưỡng là không bỏ phí. Nấu ăn với các hạt ngũ cốc lứt, hoặc bột của chúng, rau cả rễ. Tuy nhiên theo một vài kỹ thuật, bạn có thể dùng đến cả bộ phận rời như lá, củ rau, và nấu củ phải lâu hơn nấu lá.

Một biệt lệ cho nguyên lý này đối với những người còn ăn cá là không dùng gan cá, bởi vì tất cả những chất độc từ các vùng nước ô nhiễm tích tụ trong gan cá.

3. Đừng có hấp tấp vội vã (nôn nóng) 

Chúng ta không nên nấu nướng và ăn uống một cách quá vội vã. Trong xã hội hiện đại, chúng ta có khuynh hướng sống với một tâm trạng vội vã, tâm trạng đó sản xuất ra những sản phẩm hàng loạt, sự giao thông nhanh hơn, du lịch nhanh hơn, giáo dục nhanh hơn, cách nấu nướng mau lẹ và nhanh chóng hơn.

Khi Homo sapiens (người hiện đại) đi du ngoạn ngoài trời hay cắm trại họ thường ăn những thực phẩm trong hộp hoặc thực phẩm đông lạnh. Họ không bao giờ được hưởng cái thú nấu ăn bằng củi hay ăn uống giữa trời, với những thức ăn thiên nhiên.

Tốc độ nhanh và tiện nghi là tín hiệu của xã hội hiện đại, vì vậy người ta cưới nhau cũng vội vã và bỏ nhau cũng vội vã. Họ giống như những người đi du lịch trên phản lực và thấy được toàn bộ thế giới nhưng không hưởng được nhiều lạc thú của đời sống bằng tổ tiên của họ, những kẻ chẳng bao giờ rời bỏ quê hương của mình.

Bằng cách nấu nướng và ăn uống có suy nghĩ, ta phát triển được thị hiếu đặc biệt đối với các thực phẩm cũng như đối với đời sống. Một ý nghĩ thấu suốt toàn bộ và sâu sắc nhưng không có tính cách ý niệm chỉ được trau dồi nhờ sự nấu nướng và ăn uống một cách thấu suốt toàn bộ và lâu dài.

Ngày nay một số tương, xì dầu, tầu vị yểu mà người ta bán ở chợ chỉ là những sản phẩm chế ra một vài tháng thôi, và họ đã dùng hoá chất để tách đạm từ khô lạc, khô vừng...

Chúng tôi khuyên các bạn chỉ nên sử dụng những thứ tương mà người ta đã chế ra ít nhất cách đó 8 tháng và đã lên men một cách xác thực và theo lối tự nhiên. Chúng tôi khuyên bạn nên mua những thứ này ở các cơ sở sản xuất thức ăn dưỡng sinh tin cậy hoặc các bạn có thể tự chế lấy để nhà dùng quanh năm. Nhưng không khuyên như vậy cho cách nấu nướng vì nếu bạn nấu xúp Miso quá lâu thì mùi vị sẽ hư, Miso chỉ nên thêm vào lúc đã sắp bắc thức ăn ra khỏi bếp mà thôi, nếu không những enzyms sẽ hỏng và có vị đắng.

Nếu bạn vội vã thì đừng nấu ăn, thay vì nấu nướng bạn hãy ăn những thứ để trữ và hâm lại, đừng vứt bỏ nước ngâm hoặc luộc vì chúng thường chứa đựng nhiều chất khoáng, dùng nó để nấu các món khác nếu có thể được.

108 món ăn chay bổ dưỡng theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa, Phạm Thị Ngọc Trâm 

Xem thêm phần 2: Bí quyết nấu ăn theo thực dưỡng phần 2

Xem thêm phần 3: Bí quyết nấu ăn theo thực dưỡng phần 3

Đăng ký khóa học:

THAM KHẢO THÊM

Món ăn từ tương bần
30.998 người đã xem
Hỗ trợ nhanh
HN 0988 33 70 89
HCM1 0975 936 397
HCM2 0166 296 3507
0243 8543 644
8h - 21h tất cả các ngày
Kết bạn với chuyên gia
Tư vấn sức khỏe bằng thực dưỡng
Như Châu
đã có hơn 10 năm kinh nghiệm ăn theo chế độ thực dưỡng
 

Khóa học: Nấu ăn Thực Dưỡng cho Gia Đình
0 người đã mua
1.800.000 đ
để đặt mua
Khóa học: Nấu ăn thực dưỡng gia đình (Online)
0 người đã mua
490.000 đ 1
để đặt mua
Nhiều người xem
Gạo lứt đỏ tươi
59.808 người đã xem
Vừng rang sẵn
24.185 người đã xem
Rong biển rang mè
23.853 người đã xem